Một con rùa màu vàng cực hiếm đã được một người nông dân ở miền đông Ấn Độ phát hiện. Các chuyên gia cho rằng nó bị bệnh tạng.
CNN dẫn lời quan chức lâm nghiệp Susanta Nanda cho hay, ông Basudev Mahapatra đã phát hiện ra con rùa khi đang làm đồng tại một ngôi làng ở Sujanpur, quận Balasore, bang Odisha, và quyết định đưa nó về nhà. Sau đó, ông đem giao nó cho quan chức lâm nghiệp và con rùa đã được thả về với tự nhiên.
Ông Siddhartha Pati, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bảo tồn đa dạng sinh học, cho biết, đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy loại rùa này.
Ông Pati giải thích, con rùa này màu vàng là do bị bệnh bạch tạng, không có sắc tố tyrosine trong cơ thể.
Nó được gọi là rùa flapshell Ấn Độ. Độ tuổi trưởng thành của nó rơi vào khoảng 1,5-2 tuổi.
“Chúng tôi thường xuyên phát hiện rùa và cua, sau đó thì trả chúng lại với tự nhiên. Nhưng đây là lần đầu tiên một con rùa bạch tạng được tìm thấy ở Odisha”, ông Pati chia sẻ.
Ngoài Ấn Độ, loài rùa này được tìm thấy ở Pakistan, Sri Lanka, Nepal, Bangladesh và Myanmar. Nó là loài ăn tạp và thường ăn ếch, ốc và thậm chí là một số thảm thực vật thủy sinh.
Năm 2016, một con rùa con xanh bạch tạng quý hiếm đã được phát hiện ở bãi biển Australia.
Các tình nguyện viên từ Coolum và North Shore Coast Care đã “ngạc nhiên” khi thấy sinh vật nhỏ bé mà họ đặt tên là Little Alby, tại biển Castaways, trên bờ biển Sunshine của Queensland.