Ở Fiji, quốc đảo nhỏ thuộc Đại Tây Dương, tồn tại truyền thống lâu đời được dân bản địa gọi là “tabu”, cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trong một khu vực cụ thể.
Khi khai thác hải sản và thu nhặt san hô, ngư dân phải chú ý bơi thuyền sao cho không phạm vào những khu vực cấm này, được đánh dấu bằng những cột kết tinh từ loài hà biển, nhúng sâu vào sàn đá ngầm. Tập quán này được đặt ra nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên và quản lý khai thác tài nguyên bền vững.
Ngược dòng lịch sử, vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nghề cá rơi vào khủng hoảng trầm trọng không chỉ ở Fiji mà trên khắp Thái Bình Dương. Khai thác quá mức nhằm phục vụ mục đích thương mại khiến lượng cá sụt giảm mạnh. “Cá càng ngày càng nhỏ còn san hô dần bị tuyệt diệt do ô nhiễm rác thải nhựa thải về từ thủ đô Suva và từ dầu của tàu đánh bắt cá”, ông Hemo Marvela, chủ tịch Hiệp hội bảo tồn sinh vật biển tại Fiji, chia sẻ.
“Thế hệ tiếp theo sẽ kế thừa những gì chúng tôi để lại, đó là lý do duy nhất chúng tôi phải ra sức bảo vệ môi trường biển này”.
Sau nhiều thập kỉ bị lãng quên, luật “tabu” được đưa vào triển khai trở lại trên hầu hết làng chài ở Fiji với hi vọng có thể kết hợp với những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại nhằm quản lý các rạn san hô và nghề đánh bắt hải sản truyền thống, hướng tới bảo tồn nguồn tài nguyên biển cho thế hệ tương lai.
Austin Bowden-Kerby, nhà sinh vật biển dành cả sự nghiệp cho việc bảo tồn san hô ở Thái Bình Dương và Trung Mỹ, bồi hồi nhớ lại bài phát biểu của ông trong cuộc thảo luận về ý tưởng đưa luật “tabu” trở lại.
“Chúng ta sẽ tái áp dụng truyền thống cấm đánh bắt ở những ngư trường nhất định – điều ông cha đã làm nhưng chúng ta lại lờ đi. Chúng ta sẽ đánh dấu những rạn san hô đó bằng một cây gậy có gắn lá dừa. Đó là dấu hiệu cho thấy mọi người không được đánh bắt ở vùng ấy, đó là dấu hiệu của sự bất khả xâm phạm. Suốt 40-50 năm nay, truyền thống này đã chìm vào quên lãng”.
Theo lời người dân địa phương, ban đầu luật “tabu” chỉ tạm thời cấm bắt cá ở một khu vực nhất định trong 100 ngày sau khi một tộc trưởng qua đời. Về sau, trong bối cảnh hiện đại, lệnh cấm đánh bắt ở những khu vực đó tăng lên vô thời hạn. Từ đây ra đời 5 ngư trường “bất khả xâm phạm”, vĩnh viễn không bị khai thác. “Ai ai cũng nói rằng ‘chúng ta sẽ khôi phục lại nét văn hóa tưởng như đã mất này’”, Bowden-Kerby kể lại.
Với sự phục hưng của phương pháp quản lý nghề cá truyền thống, ngư dân có trách nhiệm bảo vệ sự đa dạng tài nguyên của ngư trường mà mình khai thác.
Nhưng vẫn còn đó những khó khăn nhất định. “Đám ngư tặc luôn tấn công vào ban đêm. Chúng tôi cố gắng bảo vệ những ngư trường gần bờ, nơi lũ cá sinh sản, nhưng đám người này rất ranh mãnh”, Hemo Marvela lo ngại. Hiệp hội của ông từng dùng một chiếc thuyền để canh gác nạn đánh bắt cá trái phép, song con thuyền ấy cũng đã bị ngư tặc đánh cắp cách đây vài năm. Marvela đã chán ngấy đến mức anh ta đang tìm cách biến rạn san hô Navakavu thành một khu bảo tồn biển được chính phủ công nhận, điều này giúp Navakavu nhận được sự bảo vệ từ phía cảnh sát, nhưng cũng có nghĩa là trách nhiệm bảo vệ những rạn san hô này lại quay về phía chính phủ thay vì ngư dân.
Sở dĩ nạn đánh bắt trộm phổ biến như vậy là vì tài nguyên biển được bán với giá cắt cổ ở các thành phố lớn như thủ đô Suva. Dưa chuột biển, đã làm sạch và sục khí cát, đã được khai thác đến gần tuyệt chủng để đáp ứng thị trường châu Á. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa truyền thống quản lý nghề cá và bảo tồn thiên nhiên lâu đời củng cố bởi khoa học hiện đại đem lại niềm hy vọng về một hệ sinh thái biển được bảo tồn cho thế hệ tương lai.