Theo nghiên mới do WCS, Bộ NN&PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, EcoHealth Alliance và Viện Một sức khỏe thuộc Đại học California, Davis phối hợp thực hiện, 56% chuột đồng bán tại các nhà hàng ở Việt Nam bị phát hiện nhiễm virus corona, cao gấp đôi so với khi chúng bị bắt.
Đáng chú ý là tỷ lệ phát hiện virus corona trong quần thể động vật gặm nhấm được lấy mẫu trong sinh cảnh tự nhiên chỉ rơi vào khoảng từ 0-2%. Tuy nhiên, tỷ lệ này nhảy vọt lên con số 21% khi bị những kẻ buôn lậu bắt và tăng đến 32% tại các khu chợ tươi sống trước khi tăng tới 56% tại các nhà hàng – nơi chúng bị giết tại chỗ để phục vụ thực khách.
Người ý kiến cho rằng nhiều virus corona đã ủ bệnh ở động vật trước khi “nhảy sang người” – điều xảy ra với đại dịch toàn cầu gần đây nhất.
Nhóm tác giả nghiên cứu nhận định tình trạng căng thẳng, bị giam cầm, rụng lông và cho ăn uống kém là những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ virus corona ở động vật khi chúng được đưa từ thiên nhiên vào nhà hàng.
Nhóm đã thu thập mẫu tại 70 địa điểm ở Việt Nam và phát hiện ra 6 loại khác nhau trong số các chủng virus corona đã biết. Hiện không có bằng chứng nào cho thấy những loại virus đặc biệt này là mối đe dọa cho sức khỏe con người, nhưng các kỹ thuật phòng thí nghiệm được dùng trong nghiên cứu có thể phát hiện virus mới nổi hoặc chưa biết ở người, động vật hoang dã và vật nuôi trong tương lai.
Sarah Olson, Phó giám đốc Chương trình Sức khỏe WCS, người có tham gia vào nghiên cứu chia sẻ: “Tôi mong rằng chỉ 10% [số động vật tại các nhà hàng bị bệnh]. Nhưng lên tới hơn 50% thì thật sốc. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cách các loại virus “sổ lồng” có thể lây lan cho người. Vấn đề không chỉ nằm ở các chợ tươi sống mà còn là tất cả mọi thứ dẫn đến đó. Chúng ta cần bảo vệ hoạt động săn bắn với mục đích duy trì sinh kế của người dân địa phương nhưng phải ngăn chặn dòng thương mại chính ra các chợ đô thị. Chúng ta có thể giảm nguy cơ xảy ra đại dịch trên phạm vi toàn cầu nếu làm được điều đó”.
Peter Knights, Giám đốc điều hành tổ chức bảo tồn WildAid tán đồng: “60% bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ động vật và lây truyền sang người…, và những rủi ro đang gia tăng do nạn phá rừng và biến đổi khí hậu. Khi ai đó xây dựng đường sá vào thiên nhiên hoang dã, chúng ta tiếp xúc với những loài lẽ ra không nên tiếp xúc. Con người sau đó đưa những con vật này vào các thành phố lớn và bán chúng tại các chợ tươi sống – nơi rủi ro tăng lên khi bạn khiến chúng căng thẳng hoặc nhốt chúng lẫn với nhau”.
Olson cũng cảnh báo: “Chúng ta đang lặp lại những sai lầm tương tự trong quá khứ nếu không nghiêm khắc nhìn vào những hành vi vi phạm ranh giới tự nhiên. [Việc ăn những con vật này ở các thành phố] là phi tự nhiên, xa xỉ và không cần thiết”.
Nếu việc buôn bán không dừng lại, “kịch bản tồi tệ nhất là chúng ta… sẽ chứng kiến một đợt đợt bùng phát dịch bệnh mới”.
“Cách mà các loài nhảy chéo xảy ra do trộn lẫn các loài không bao giờ bị trộn lẫn trong tự nhiên. Chúng truyền bệnh khi tiếp xúc gần và bị căng thẳng. Buôn bán động vật hoang dã có liên quan đến bệnh tật. SARS bắt nguồn từ dơi thông qua cầy hương, HIV lây sang người qua đường buôn bán thịt rừng ở khỉ và tinh tinh, và bây giờ COVID-19 được cho là từ dơi, có thể được truyền qua tê tê”, theo Knights.
Trong lúc Trung Quốc và Việt Nam hứa hẹn sẽ làm tốt hơn về chống buôn bán động vật, virus vẫn ẩn nấp đâu đó.
Ngày 18/6, Reuters cho biết khu vực buôn bán thịt và hải sản ở chợ thực phẩm bán buôn tại Bắc Kinh đã “bị nhiễm coronavirus”. Điều này xuất hiện ngay sau những tuyên bố trước đó của giới khoa học rằng cúm gà có thể quét sạch 1/2 nhân loại còn các nhà môi trường cảnh báo về những đại dịch chết người nếu con người tiếp tục hủy hoại môi trường.
Thế Anh (Theo New York Post)