Phóng sự ảnh Hạn hán buộc nông dân Indonesia học các kỹ năng mới 10/06/2020 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Khi mùa màng thất bát, nông dân trên đảo Sumba tại Indonesia phải dệt và đánh cá để kiếm sống. Dimas Mbaha Konda Lura, 11 tuổi, chơi trên biển khi chờ cha mình, Ndelu Ndaha đang câu cá ở bãi biển Puru Kambera Tại đảo Sumba, Indonesia, các sản phẩm dệt may truyền thống thường có hình động vật, chẳng hạn như loài ngựa lùn sandalwood nổi tiếng trong khu vực này Tuy nhiên, tại làng Hamba Praing, hàng loạt con ngựa và gia súc đã chết trong những năm gần đây khi hạn hán khắc nghiệt làm cỏ khô héo, để lại xương và xác chết rải rác trong khung cảnh bụi bặm Năm ngoái, Đông Sumba, cách phía đông thủ đô Jakarta của Indonesia khoảng 2.000km cho biết có 249 ngày liên tiếp không có mưa. Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do biến đổi khí hậu với các kiểu thời tiết gây ra hạn hán thường xuyên hơn “Hiện nay, chúng tôi không còn trồng trọt được nữa”, ông Thomas Tay Ranjawali, người nông dân 52 tuổi đề cập đến cây đậu phộng và ngô truyền thống được trồng bởi dân làng Cùng với việc cố gắng giữ cho động vật của gia đình còn sống, ông bố Ranjawali có 6 người con hiện đang học cách dệt, một công việc thường dành cho phụ nữ, để có thêm tiền mua lương thực Vợ của Ranjawali, bà Maria Babang Noti, cũng là một thợ dệt, đổ nước vào can đựng khi bà chuẩn bị bữa tối bên ngoài ngôi nhà của mình ở Hamba Praing. Ảnh: Willy Kurniawan / Reuters Noti vừa dệt vừa bế Zigy Umbu Awat, cháu trai 9 tháng tuổi của bà. Ảnh: Willy Kurniawan / Reuters Sumba thuộc East Nusa Tenggara, tỉnh nghèo thứ 3 của Indonesia, cũng là khu vực khô nhất của quần đảo này Cơ quan khí tượng học Indonesia cho biết tình hình đang trở nên cực đoan hơn bởi lưỡng cực Ấn Độ Dương mạnh nhất – sự chênh lệch nhiệt độ nước biển trên đại dương – trong một thế kỷ, có thể gây ra thời tiết khô hơn ở Đông Nam Á và Australia Khi hạn hán tàn phá ngôi làng, Ranjawali và vợ của ông đang bỏ trồng trọt để mua thêm sợi làm nghề dệt. Trong ảnh là khoản tiền họ nhận được từ một khách hàng Một nông dân khác, Ndelu Ndaha, 49 tuổi, chụp ảnh cùng gia đình của ông ở một trong những cánh đồng, hiện đang dành nhiều thời gian hơn để bắt cá Ndaha mang lưới ra biển khi ông đi câu cá tại bãi biển Puru Kambera 18 con ngựa của Ndaha và 7 con bò gần đây đã chết và ông phải mang cỏ từ các làng khác về nếu muốn số gia súc còn lại sống sót Con trai Dimas của Ndaha nướng cá Noti tại Atma La Kanatang, nhà dệt của bà vào lúc hoàng hôn Dệt tay Sumba Ikat truyền thống Bà Kalara Ata Jenji, vợ của Ndaha, nằm ngủ với cháu gái trên cát khi chồng bà đi câu cá Dimas và anh em họ Simon Kopa Laki Jawa, 8 tuổi, tắm cho một trong những con ngựa của họ trong chuyến đi câu cá ở bãi biển Puru Kambera. “Những con ngựa dễ dàng bị bệnh. Chúng không có gì trong bụng. Hàng năm, nhiều con bị chết”, Ndaha nói Con trai của Noti, Andreas Windi Mbaku Rawa, 27 tuổi và các con của anh nghỉ ngơi tại nhà dệt Sự gia tăng nhiệt độ ở Indonesia là bằng chứng cho sự nóng lên toàn cầu và Sumba là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất Nguồn: Mai Đan/Báo Tài nguyên & Môi trường Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Đón gió: Cơ hội năng lượng tái tạo cho Việt Nam Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam Indonesia và Na Uy đưa ra thỏa thuận REDD+ mới Xử lý, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm loại bỏ từ hoạt động chiếu sáng Xây dựng cơ chế tài chính toàn cầu cho chi trả dựa trên kết quả giảm phát thải