Từ khi những con đập lớn đầu tiên bắt đầu được đưa vào hoạt động năm 2012 thì dòng chảy hằng năm của sông Mê Kông đã bị kiểm soát. Nếu các quốc gia không chung tay bảo vệ thì lưu vực sông Mê Kông sẽ biến mất.
Dòng sông lớn nhất Đông Nam Á dần khô cạn đi
Những con cá phải sống lay lắt trong hồ cạn sạch nước, bầy đàn của chúng bị mắc cạn trên những bãi cát trơ trụi ở cửa sông, thoi thóp những hơi thở cuối cùng.
Tháng 11 là tháng cuối của mùa mưa với những cơn mưa nặng hạt rồi, nhưng mực nước trên sông Mê Kông vẫn thấp một cách đáng báo động.
Trong khoảng thời gian kéo dài liên tục ấy, ở khu vực phía Đông Bắc Thái Lan, những dải đất dọc theo hai bên bờ sông khô cằn đến nỗi mặt đất đã nứt nẻ hết và những bụi cây rậm lá thuở nào, giờ đây cũng khô giòn như xương.
Những vị khách du lịch đã tụ tập thành đám đông nơi đáy sông khô cạn để bắt cá chép mắc cạn bằng tay, nhưng niềm thích thú của họ thì lại không vơi đi được nỗi trăn trở của những người dân địa phương nơi đây.
Bà Ormbun Thipsuna, một nông dân nuôi cá ở địa phương cho hay: “Những con cá này đều là cá bố mẹ”. Bà thở dài khi nhắc lại cảnh tượng “không còn một sự sống nào nữa”.
Dòng sông Mê Kông là nơi sinh trưởng của nhiều giống cây tươi tốt chỉ có ở Châu Á, chúng trải dài từ những ngọn núi phủ đầy tuyết phía Tây Nam Trung Quốc đến Thái Lan, Lào và Việt Nam ở hạ lưu sông vào mùa xuân.
Dòng sông giúp nuôi sống và cung cấp nước cho 66 triệu dân nơi đây nhờ những chỗ sông uốn khúc dọc theo chiều dài 4.500 km. Nhưng hiện tại thì dòng sông lại đang trở nên tồi tệ.
Năm ngoái, mực nước của sông Mê Kông đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ đợt hạn kỷ lục xảy ra hơn 60 năm trước. Campuchia đã phải chống chịu suốt mấy tháng không có điện sử dụng vì có quá ít nước để vận hành một nhà máy thủy điện.
Đánh bắt cá cũng giảm xuống 80-90% ở một số nơi của đất nước mà người dân thu được ⅔ lượng chất đạm từ những lưới cá của họ.
Theo như Krungsri, một ngân hàng địa phương cho biết, khí hậu khô hạn đã khiến GDP của Thái Lan giảm xuống 1.5 tỷ USD.
Ở Việt Nam, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng đã khiến rất nhiều người dân không có nước ngọt để uống và sinh hoạt.
Ông Marc Goichot thuộc WWF, một tổ chức bảo tồn thiên nhiên trên thế giới cho rằng : “Tất cả các chỉ số môi trường hiện nay đang ở mức báo động đỏ”.
Một trận hạn hán ở hạ lưu thôi cũng đã ảnh hưởng phần lớn đến sự thu hẹp của dòng sông. Một nghiên cứu mới khẳng định rằng 11 con đập được xây trên một phần của sông Mê Kông thuộc địa phận Trung Quốc đã khiến cho mực nước khan hiếm trầm trọng.
Alan Basist và Claude Williams thuộc Cơ quan về môi trường Eyes on Earth (chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước) đã sử dụng những dữ liệu ghi chép về lượng mưa, lượng tuyết tan và mực nước trước khi những con đập này được xây dựng để phát triển mô hình về dòng chảy của nước thông thường vào Thái Lan như thế nào dưới những điều kiện thời tiết khác nhau.
Sau đó, họ đã so sánh mực nước tự nhiên này với dòng chảy thực tế sau khi các con đập được xây xong.
Trong suốt mùa mưa dòng lũ thông thường của sông Mê Kông thấp hơn, còn trong suốt mùa khô thì mực nước gần như là sụt giảm.
Từ khi những con đập lớn đầu tiên bắt đầu được đưa vào hoạt động năm 2012 thì dòng chảy hằng năm của con sông đã được kiểm soát : giờ đây vào mùa khô, nhiều nước được đưa xuống hạ nguồn hơn bình thường và vào mùa mưa thì ít nước được đưa xuống hơn.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trong năm 2019, lưu vực thuộc sông Mê Kông ở Trung Quốc đã nhận được nhiều lượng mưa và tuyết hơn mức bình thường mặc dù chính phủ nước này khẳng định Trung Quốc cũng đang hứng chịu hạn hán.
Nếu tất cả lượng nước đều chảy xuôi dòng, thì dòng sông có lẽ sẽ có độ sâu đến 7-8 m khi chảy vào Thái Lan – cao hơn bình thường trong thời điểm đó của năm. Thực tế thì nó lại thấp hơn 3m.
Chỉ cần 2 con đập của Trung Quốc đã có thể chứa được một lượng nước tương đương với vịnh Chesapeake, một cửa sông rộng 11.000 km2 ở Mỹ. Ông Basist cho biết: “Trung Quốc về cơ bản đã khóa hết vòi nước”…”Rõ ràng rằng mở nó ra thì chắc chắn sẽ giúp giảm bớt được thiệt hại do hạn hán”.
Ông Anoulak Kittikhoun thuộc Ủy ban sông Mê Kông cho rằng tình trạng hạn hán là nguyên nhân chính dẫn đến dòng chảy cạn kiệt của sông Mê Kông.
Tuy nhiên, ông ấy cũng đồng tình rằng những con đập của Trung Quốc cũng đã góp phần làm cho dòng sông có hướng chảy tốt hơn.
Trong năm 2016, khi mực nước sông Mê Kông thấp hơn do chịu ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán nghiêm trọng, Trung Quốc đã xả nước từ những con đập theo như kiến nghị của MRC.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phát biểu: “Bạn bè nên giúp đỡ nhau khi hoạn nạn là điều hiển nhiên.”. Vào tháng 1, Trung Quốc đã tăng cường xả nước trở lại theo đề nghị của Thái Lan. Thật đáng tiếc là mực nước được xả thêm lần này lại sai thời điểm.
Nguy cơ biến mất một Mê Kông đã được biết đến hàng ngàn năm qua
Pianporn Deetes phụ trách tổ chức Những con sông Quốc tế cũng cho biết: “những cơn mưa lớn bất chợt ở Thái Lan đã cuốn trôi tàu bè và toàn bộ bờ sông”.
Trung Quốc đã không ký bất kì một hiệp định nào về quản lý sông Mê Kông với những quốc gia khác nơi dòng sông chảy qua, vì thế Trung Quốc cũng không bị bắt buộc phải chia sẻ nguồn nước với các quốc gia, thậm chí không cần phải cung cấp thêm dữ liệu về dòng chảy cũng như bất kì một cảnh báo nào về những vận hành của những con đập.
Trung Quốc cung cấp cho MRC một số lượng thông tin về mực nước và dự kiến xả nước từ những con đập, giúp cho việc kiểm soát mực nước lũ dưới hạ lưu sông.
Tháng 11 năm ngoái, diễn đàn hợp tác Lan Thương (Lancang) – Mekong, một tổ chức do Trung Quốc thành lập vào 2016 để thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia thuộc sông Mê Kông, đã đồng ý cùng nhau lập lên tổ chức MRC để nghiên cứu thêm về những hậu quả mà hạn hán năm ngoái gây nên. Nhưng theo như thỏa thuận thì rõ ràng là sẽ không tạo ra nhiều nước hơn.
Cô Harris cho biết: “Sông Mê Kông đang ở mức báo động”. Để bảo vệ nó , các quốc gia nơi dòng sông chảy qua cần loại bỏ những kế hoạch xây thêm những con đập khác: Trung Quốc dự định xây dựng hơn 8 con đập và Lào xây thêm 7 con đập.
Campuchia đang di chuyển theo đúng hướng. Vào tháng 3, chính phủ nước này tuyên bố lệnh tạm hoãn tất cả các dự án thủy điện trên sông Mê Kông vào thập kỷ tới.
Cô Harris vẫn trăn trở một điều là: “Nếu các quốc gia khác không tuân thủ theo tuyên bố trên, thì lưu vực sông Mê Kông được biết đến hàng ngàn năm qua…sẽ không còn giống như vậy trong tương lai nữa.”