Phóng sự ảnh Loạt ảnh siêu thực ở nơi nóng nhất thế giới 11/05/2020 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Nhiếp ảnh gia Nicola Bailey đã du hành đến sa mạc Danakil, nơi được mệnh danh là hỏa ngục nóng và khắc nghiệt nhất thế giới. Nicola Bailey là nhiếp ảnh gia đến từ thành phố Sydney, Australia. Cô yêu thích du lịch đến các địa điểm xa xôi và ghi lại những hình ảnh tại đó. Ở phía bắc Ethiopia, sa mạc Danakil là một trong những hành trình ấn tượng của tay máy này. Trong 4 ngày, Nicola cùng đoàn xe bọc thép đã đi qua những sa mạc khô cằn, núi lửa, đồng bằng muối rộng lớn. Ngày đầu tiên, Nicola tới chân núi lửa Ertra Ale, nơi có hồ dung nham tồn tại lâu nhất trên thế giới. Một thành viên trong đoàn đã phạm sai lầm khi đặt balo lên khe nứt trên đá. Mọi thứ trong đó hoàn toàn tan chảy. Sau nhiều giờ bị thôi miên bởi màu sắc và cảnh tượng phong phú của dung nham, Nicola trở về điểm qua đêm. Mặc dù địa hình khắc nghiệt, khu vực này là nơi sinh sống của người Afar – dân tộc thiểu số ở Ethiopia. Họ thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt, hàng ngày nuôi dê, cừu và gia súc trên sa mạc. Lạc đà rất quan trọng với người dân Afar. Hình ảnh lạc đà hay lừa chở hàng là cảnh tượng phổ biến trong suốt hành trình khám phá sa mạc Danakil. Đoàn lạc đà thường thực hiện nhiệm vụ chở muối đến thị trấn cách đó khoảng 25 km để bán. Cuộc hành trình khám phá nơi nóng nhất Trái Đất sẽ đưa bạn đến vùng đồng bằng muối được tạo ra bởi sông Awash khô cạn. Đây là nơi sản xuất hơn 1,3 triệu tấn muối mỗi năm. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hồ nước màu ngọc lam tuyệt đẹp và tận hưởng ánh mặt trời trên khung cảnh trắng tinh của muối. Người Afar và Tigrayan xem muối là vàng. Mỗi năm, họ khai thác muối trong 10 tháng. Công việc này không hề dễ dàng khi họ phải ngồi hàng giờ cắt gạch muối bằng rìu trong nhiệt độ ban ngày khoảng 50 độ C. Với mỗi viên gạch muối 4 kg, họ có thể kiếm được tương đương khoảng 0,05 USD. Mỗi con lạc đà có thể mang khoảng 30 viên gạch. Suối lưu huỳnh Dallol là một trong những điều mong chờ nhất trong chuyến đi với cảnh quan siêu thực được hình thành bởi hoạt động núi lửa dưới Trái Đất. Đây là nơi các nhà khoa học nghiên cứu cách tồn tại của vi khuẩn trong môi trường khắc nghiệt. Điều này có thể cung cấp thông tin quan trọng về sự sống trên các hành tinh khác. Nguồn: Anh Tú/zing.vn Bài liên quan: Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Xử lý, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm loại bỏ từ hoạt động chiếu sáng Gần 5.000 m2 rừng phòng hộ tại Bình Định bị đốn hạ, ai chịu trách nhiệm? TỌA ĐÀM: Nhìn lại 2021 – Những chuyển hướng chiến lược