Vườn quốc gia Ba Vì nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ 60km, đây là một địa điểm du lịch được nhiều người yêu thích thiên nhiên tìm đến để khám phá.
Vườn Quốc gia Ba Vì có phong cảnh ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện với con người. Tổng diện tích 11.372 ha, trong đó, rừng nguyên sinh trải rộng 2.752 ha, ở độ cao từ 100 – 1.296m. Khung cảnh rừng thường thấy sẽ có sương mù bao phủ dày đặc.
Ngoài vai trò của “lá phổi xanh”, giá trị của Vườn Quốc gia Ba Vì còn thể hiện rõ qua các hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài thực vật bậc cao thuộc các họ thực vật khác nhau.
Từ mùa xuân tới đầu hè là khoảng thời gian hầu hết các loài chim định cư kết đôi, làm tổ để chuẩn bị cho mùa sinh sản. Chú chim hút mật này cũng đang tất bật cho hành trình sinh sản bằng cách thu nhặt vật liệu xây tổ.
Vườn Quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.
Giẻ cùi mỏ đỏ (Red-billed Blue Magpie) là loài phổ biến, dễ gặp ở Vườn quốc gia Ba Vì. Chúng thường tụ tập, kiếm ăn theo đàn, dễ gây sự chú ý bằng tiếng kêu trong lúc kiếm ăn.
Hệ sinh thái nới đây còn ghi nhận sự có mặt của 342 loài động vật rừng, trên 1.200 loài thực vật và hơn 550 loài côn trùng. Trong đó có rất nhiều loài động thực vật, côn trùng quý hiếm và đặc hữu.
Riêng hệ động vật có 63 loài thú, với nhiều loài quý hiếm như: Cầy gấm, Cu li lớn, Gà lôi trắng, Rồng đất, Cà cuống, Bướm rồng đuôi trắng…
Một cá thể Cành cạch xám (Ashy Bulbul), đây là loài khá phổ biến tại Vườn Quốc gia Ba Vì nói riêng và khu vực phía bắc nói chung.
Một chú Kim oanh Tai bạc (Silver-eared Mesia) đang ngẩng cổ hót gọi đàn ở khu vực Đền Thượng, Ba Vì.
Rừng Ba Vì có 1.209 loài thực vật trong đó có 21 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Bách xanh, Sến mật, Phỉ ba mũi, Dẻ tùng sọc trắng, Hoa tiên, Râu hùm, Kim tuyến…
Do điều kiện khí hậu mát và ẩm, vườn Quốc gia Ba Vì là địa điểm lý tưởng để nhiều loài phong lan phát triển. Trong ảnh là một khóm Cẩm Cù đang độ bung sắc tháng 4. Loài phong lan này được phát hiện ở độ cao 600m.
Vốn định cư ở phương bắc xa xôi, loài Hoét Sakhalin (Siberian Thrush) cũng dừng nghỉ, tạm trú tại Vườn Quốc ga Ba Vì trên đường di cư tránh rét.