Dự án dẫn dầu ở Mỹ bị thu giấy phép vì thiếu đánh giá tác động loài nguy cấp

Dự án đường ống dẫn dầu cát Keystone XL từng gây nhiều tranh cãi và bị trì hoãn nhiều năm mới đây tiếp tục bị một thẩm phán liên bang ở Montana thu hồi giấy phép trên mặt nước – thứ rất cần thiết để hoàn thành việc xây dựng đường ống và chắc chắn khiến dự án bị đình trệ.

Giấy phép này do Công binh Lục quân Hoa Kỳ cấp nhưng không đánh giá đúng tác động đối với các loài nguy cấp.

Ảnh: Nati Hamik/AP

Vụ kiện do liên minh các nhóm môi trường thực hiện, toàn án liên bang đã yêu cầu Công binh Lục quân đình chỉ tất cả các hoạt động san nền và nạo vét cho đến khi tiến hành tham vấn chính thức theo Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Các nhà vận động hoan nghênh phán quyết đưa ra ngày 15/4, coi đó là một chiến thắng cho quyền của người bản địa và bảo vệ môi trường.

“Tòa án đã phán quyết một cách chính đáng chống lại những nỗ lực của chính quyền để thúc đẩy tuyến đường ống tồi tệ này bằng bất cứ giá nào. Chúng ta không cho phép các tập đoàn nhiên liệu hóa thạch và các chính trị gia chống lưng vi phạm luật pháp bảo vệ con người và hành tinh”, Tamara Toles O’Laughlin thuộc nhóm môi trường 350.org, chia sẻ.

Keystone XL là một đường ống dài khoảng 1.900 km, vận chuyển khoảng 830.000 thùng dầu mỗi ngày từ các bãi cát hắc ín ở Alberta, Canada đến Nebraska của Mỹ, cuối cùng là đến các nhà máy lọc dầu ở duyên hải vịnh Mexico.

Đường ống Keystone XL được Ủy ban năng lượng quốc gia Canada phê duyệt vào năm 2010 nhưng bị đình chỉ vào năm 2015 sau khi cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từ chối cấp giấy phép do liên minh gồm Native Americans, First Nations, người chăn nuôi, nông dân, và các nhà môi trường phản đối dữ dội.

Chỉ vài ngày kể từ khi nhậm chức, tổng thống Donald Trump đã cấp giấy phép chỉ với quy định rằng dự án phải sử dụng thép Mỹ.

Việc xây dựng bắt đầu vào đầu tháng 4 tại Montana sau khi công ty TC Energy Corp được chính quyền tỉnh bang Alberta của Canada bảo đảm 1,1 tỷ đô la tài chính để chi trả cho việc xây dựng năm 2020 cùng thỏa thuận vận chuyển 575.000 thùng dầu mỗi ngày.

Trong một tuyên bố, công ty TC Energy Corp cho biết đang xem xét lại bản án: “Chúng tôi vẫn cam kết xây dựng dự án cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng này”.

Ngoài ra, công ty cũng đang phải đối mặt với một vụ kiện khác vào ngày 16/4 khi các cộng đồng bộ lạc yêu cầu tòa án ra lệnh cấm xây dựng do đại dịch virus corona. Theo các nguyên, việc xây dựng dự án sẽ đưa hàng ngàn công nhân ngoài tiểu bang đến các khu vực hẻo lánh vốn đã được trang bị đầy đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, và đây là một rủi ro.

Thế Anh (Theo Guardian)

Nguồn: