Theo các nhà khoa học, mùa đông này đã được ghi nhận là nóng nhất ở châu Âu và khủng hoảng khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu gia tăng.
Dữ liệu của Dịch vụ theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S), hệ thống giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết nhiệt độ trung bình trong tháng 12, tháng 1 và tháng 2 là 1,4 độ C so với nhiệt độ kỷ lục mùa đông trước đó vào giai đoạn 2015-2016. Nhiệt độ kỷ lục ở khu vực mới thường được thông qua chỉ một phần ở một mức độ nhất định. Mùa đông ở châu Âu nóng hơn 3,4 độ C so với nhiệt độ trung bình từ năm 1981-2010.
Nhiệt độ tăng cao đã dẫn đến giảm năng suất vụ thu hoạch rượu vang ở Đức và các sự kiện thể thao ở Thụy Điển và Nga phải nhập khẩu tuyết. Tại Helsinki, thủ đô của Phần Lan, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 và tháng 2 cao hơn mức trung bình từ năm 1981-2010. Ở Anh, lũ lụt nghiêm trọng có thể đã tồi tệ hơn bởi nhiệt độ cao hơn, như năm 2015.
“Mùa đông ở châu Âu đã trở nên cực đoan hơn bởi xu hướng nóng lên toàn cầu”, ông Carlo Buontempo, Giám đốc của C3S cho biết.
Tuy nhiên, ông cho rằng một mùa đông ấm áp như vậy là khó tin và sẽ không đại diện cho một xu hướng khí hậu như vậy. Nhiệt độ theo mùa, đặc biệt là ngoài vùng nhiệt đới, thay đổi đáng kể theo từng năm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học dự báo sự nóng lên toàn cầu sẽ tăng nhiệt độc cực đoan và điều này đang tiếp tục trên khắp thế giới. Australia, nơi đã hứng chịu những trận cháy rừng thảm khốc, vừa xác nhận mùa hè nóng thứ hai trong lịch sử, chỉ mát hơn một chút so với kỷ lục được ghi nhận năm trước.
Ở Nam Cực, lần đầu tiên nhiệt độ đã tăng lên trên 20 độ C vào tháng 2/2020, cao hơn so với kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 1982.
Trên toàn cầu, năm 2019 là năm nóng nhất kỷ lục đối với bề mặt hành tinh và cả 5 năm qua và thập kỷ qua là nóng nhất trong 150 năm. Năm nóng nhất trước đó là vào năm 2016, hiện tượng El Nino trong năm đã khiến nhiệt độ gia tăng.
Theo các nhà khoa học, sức nóng ở các đại dương trên thế giới đã đạt đến một mức kỷ lục mới vào năm 2019, cho thấy sự nóng lên của hành tinh là không thể phủ nhận.
Tại Anh, Cơ quan Khí tượng thủy văn quốc gia này cho biết vào tháng 1 rằng hàng loạt kỷ lục về nhiệt độ cao đã bị phá vỡ vào năm 2019 do hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu. Trong đó, nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở nước này là 38,7 độ C vào ngày 25/7 tại Cambridge.
Năm 2020 là một năm quan trọng trong cuộc chiến ngăn chặn tình trạng khẩn cấp về khí hậu và ngăn chặn các tác động gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo dự kiến, Vương quốc Anh sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 11 năm nay. Tại đó các quốc gia trên thế giới sẽ tăng cường cam kết cắt giảm lượng khí thải các-bon để tránh nhiệt độ toàn cầu tăng 3-4 độ C.