Nhiệt độ tại Anh tăng cao hơn, không khí ẩm ướt hơn so với trung bình các năm hoàn toàn phù hợp với xu thế nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu khi tình trạng biến đổi khí hậu do chính con người gây ra.
Năm 2019 khép lại cũng đánh dấu gần tròn một thập kỷ được xếp vào hàng nóng nhất trong lịch sử nhân loại.
Cùng chung số phận với một loạt các nước Bắc Âu khi phải trải qua đợt nắng nóng hồi tháng 7/2019, nhiệt độ tại khu vực phía Đông xứ England của Vương quốc Anh đã lên tới 38,7 độ C – mức cao kỷ lục trong ngày.
Trước đó hồi tháng 2/2019, thời điểm mùa Đông trong năm, nhiệt độ tại thủ đô London cũng ghi nhận mức cao kỷ lục 21,2 độ C, biến đây trở thành một mùa Đông nóng chưa từng có tại Anh quốc.
2019 cũng là năm Xứ sở Sương mù ghi nhận mức nền nhiệt độ thấp nhất vào mùa Đông ở Cao nguyên Scotland là 13,9 độ C. Nhiệt độ nóng bất thường này, cao hơn hẳn so với nền nhiệt độ cao nhất ở địa phương này vào những ngày Đông, khoảng 5 độ C.
Việc nhiệt độ tại Anh tăng cao hơn, không khí ẩm ướt hơn so với mức trung bình các năm hoàn toàn phù hợp với xu thế nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu khi tình trạng biến đổi khí hậu do chính con người gây ra, đang biến đổi ngày càng nhanh chóng.
Tháng trước, Nga cũng đã khẳng định 2019 là năm nóng nhất trong lịch sử nước này. Trên toàn thế giới, nhiều nước như Australia và Ba Lan đều ghi nhận nhiệt độ tăng cao kỷ lục.
Trong khi đó, Liên hợp quốc vẫn cho rằng thập kỷ trước là giai đoạn nóng nhất trong lịch sử, song thừa nhất 4 năm gần đây nhất là những năm nóng nhất thế giới.
Do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sản sinh từ hoạt động đốt than, lượng tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt gia tăng, nhiệt độ Trái Đất đã tăng thêm 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Để ngăn chặn thảm họa khí hậu, Liên hợp quốc đặt mục tiêu đến năm 2030, mỗi năm giảm 7,6% lượng khí thải này.
Tuy nhiên, trên thực tế, lượng khí thải vẫn tăng theo từng năm, do đó, vấn đề biến đổi khí hậu đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, đòi hỏi cộng đồng phối hợp đồng bộ thực hiện cam kết giảm khí thải.