Phóng sự ảnh Thế giới vật lộn với thiên tai trong năm 2019 (P4) 30/12/2019 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Năm 2019, thiên tai “nổi dậy” tàn phá nhiều nơi trên thế giới. Hãy cùng Báo Lao Động nhìn lại những hình ảnh hoang tàn của thế giới trong năm 2019. Hồ foziling ở Huoshan (An Huy, Trung Quốc) cạn khô do ảnh hưởng đợt hạn hán kéo dài. Những chiếc thuyền bị mắc cạn ở hồ này. (Ảnh: Reuters) Nhân viên cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích sau trận lở tuyết tại khu nghỉ mát trên núi Santis-Schwaegalp, Thụy Sỹ. (Ảnh: Reuters) Giữa tháng 9, cả thế giới bàng hoàng trước thông tin về vụ cháy “lá phổi hành tinh” rừng Amazon kéo dài trong nhiều tuần. (Ảnh: Reuters) Một người nông dân nghỉ ngơi dưới gốc cây trên một hồ nước khô ở ngoại ô Chennai, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters) Tháng 9.2019, lực lượng cứu hộ đã giải cứu một người mắc kẹt trong đường hầm ngập nước sau trận lụt lớn ở Pilar de la Horadada, Tây Ban Nha. (Ảnh: Reuters) Một đứa trẻ tham gia biểu diễn tại Lễ hội Yaama Ngunna Baaka Corroboree. Lễ hội được tổ chức bên bờ sông Darling cạn nước (Wilcannia, New South Wales, Úc). (Ảnh: Reuters) Những con đười ươi tụ tập khi có đám khói xảy ra trên đảo Salat (Indonesia). (Ảnh: Reuters) Khu rừng ở California bốc cháy rực đỏ góc trời, tối 28.10. (Ảnh: Reuters) Trận lốc xoáy tấn công hạt Lee của bang Alabama vào ngày 3.3 theo giờ Mỹ, với sức gió lên tới ít nhất 240km/h và được xếp vào mức độ 3 trong thang cảnh báo 5 cấp Fujita về lốc xoáy. Ít nhất 23 người đã thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. (Ảnh: Reuters) Nguồn: Hà Thanh/Báo Lao Động Bài liên quan: Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Công bố Quốc tế lĩnh vực môi trường số 9-2022 Ấn tượng động vật qua lăng kính nhiếp ảnh năm 2022 Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 24-2022 TỌA ĐÀM: Nhìn lại 2021 – Những chuyển hướng chiến lược Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 17-2022 Xu hướng buôn lậu động vật hoang dã trong bối cảnh đại dịch Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Gần 5.000 m2 rừng phòng hộ tại Bình Định bị đốn hạ, ai chịu trách nhiệm? Đồng bằng Sông Cửu Long: Trước nguy cơ dần biến mất