“Thủy triều đen” bí ẩn bóp nghẹt bờ biển hơn 4.400 km của Brazil

Những vệt dầu loang dày đặc tàn phá nghiêm trọng các bãi biển Brazil trong gần 4 tháng qua nhưng nguyên nhân của nó vẫn chưa được xác định.

Gần 4 tháng qua, các vệt dầu thô đen kịt, đặc quánh đã lan khắp bờ biển dài hơn 4.400 km của Brazil. Dầu tràn vào các rừng ngập mặn, các rạn san hô, gây ra sự cố tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia Nam Mỹ. Ngày đầu tiên dầu dạt vào bờ biển Brazil không được xác định rõ song báo cáo của chính phủ nước này cho biết đó là ngày 30/8. Ảnh: Reuters.
Hải quân Brazil đã lấy mẫu dầu để thử nghiệm và phát hiện rằng ra nó có cùng đặc tính với dầu thô có nguồn gốc từ Venezuela, theo Reuters. Caracas và công ty dầu khí quốc gia PDVSA đã phủ nhận mọi liên quan đến sự cố tràn dầu. Ảnh: Reuters.
Vào tháng 10, Viện Kỹ thuật thuộc trường Đại học Liên bang Coppe của Rio de Janeiro đã tiến hành nghiên cứu về nguồn gốc của dầu. Xem xét các yếu tố như dòng hải lưu và gió trong 80 ngày trước khi các cụm đầu tiên xuất hiện, nghiên cứu đã chỉ ra 3 khu vực cách bờ từ 300-600 km có thể là nơi bắt nguồn của dầu. Các nhà nghiên cứu đang so sánh thông tin đó với dữ liệu theo dõi tàu nhưng chưa công bố kết quả. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE) chỉ ra rằng dầu di chuyển từ bờ biển phía nam châu Phi vào tháng 4 đến bờ biển Brazil vào tháng 9. Trong ảnh, các tình nguyện viên cố gắng xử lý sự cố tràn trên bãi biển Itapuama ở Cabo de Santo Agostinho, bang Pernambuco, Brasil. Ảnh: Telegraph.
Một tuần sau, chính quyền Brazil đã bổ sung thêm 4 tàu chở dầu vào danh sách “nghi phạm”: Maran Apollo và Maran Libra của Maran Tankers, Minerva Alexandra của Minerva Marine và Cap Pembroke của Euronav NV. Tuy nhiên, tất cả công ty đã phủ nhận liên quan tới sự cố tràn dầu. Ảnh: Reuters.
Dầu loang đã ảnh hưởng sâu sắc đến hệ động vật của Brazil. Tính đến ngày 16/12, tổng cộng 159 động vật đã bị ảnh hưởng, 109 trong số đó đã chết. Ảnh: Getty.
Loài bị ảnh hưởng nhiều nhất là rùa biển vì chúng chậm hơn các loài khác trong việc nhận thức mối đe dọa, theo Francisco Kelmo, Giám đốc Viện Sinh học của Đại học Liên bang Bahia (UFBA). Ảnh: BBC.
Một loạt các tổ chức phi lợi nhuận đã dựng lên các hàng rào để cách ly động vật với vùng biển bị ô nhiễm. Dự án TAMAR về bảo vệ rùa biển đã giải cứu hơn 3.000 con rùa biển non để tránh hậu quả từ dầu loang. Ảnh: Gard.
Hơn 100 con vật đã được tìm thấy với dấu vết của dầu và hơn 70% trong số chúng đã chết. Ảnh: Reuters.
Phần chấm đen trong ảnh là các bãi biển bị ô nhiễm bởi dầu. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia cho rằng thảm họa gây ra hậu quả lâu dài cho môi trường. “Chúng tôi không cho rằng sự cân bằng hệ sinh thái ở đây có thể được phục hồi trong vòng ít nhất 10-12 năm nữa”, ông Kelmo cho biết thêm rằng tình hình càng trầm trọng hơn vì dầu xuất hiện vào khoảng thời gian giao phối của động vật. “Những thiệt hại và hậu quả đối với khu vực ven biển và đối với những người phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá là rất nghiêm trọng”. Ảnh: Reuters.
Nguồn: