78% người tham gia điều tra tại Thụy Điển, ủng hộ điện hạt nhân, cao hơn con số 71% năm 2017. Trong số này, 43% sẵn sàng ủng hộ việc xây mới các nhà máy điện hạt nhân và 35% muốn tiếp tục sử dụng các lò phản ứng năng lượng vận hành trọn vẹn vòng đời của chúng.
Tương phản, có 11% tỏ thái độ phản đối điện hạt nhân. Đây là kết quả một cuộc điều tra của Novus, một công ty nghiên cứu công của Thụy Điển về quan điểm, thị trường và chiến lược phát triển và do Analysgruppen thực hiện.
Chính quyền Thụy Điển đang lập kế hoạch dừng vận hành tất cả 8 lò phản ứng năng lượng của mình vào năm 2040, nhưng kết quả bỏ phiếu cho thấy, chính sách này không phản ánh quan điểm của công chúng. Analysgruppen đã điều tra các quan điểm của người Thụy Điển đối với điện hạt nhân kể từ năm 1997 đến nay.
Hiện Thụy Điển có ba nhà máy điện hạt nhân, góp phần cung cấp 40% điện năng quốc gia. “Từ chỗ có khoảng 20% theo các năm như trước đây, chúng tôi thấy một thay đổi đáng kể trong cuộc điều tra năm nay: tỷ lệ những người muốn dừng vận hành vĩnh viễn các nhà máy điện hạt nhân giảm xuống chỉ còn 11%”, Mattias Lantz, một nhà nghiên cứu trường đại học Uppsala và là thành viên của Analysgruppen, cho biết. Kết quả này phản ánh sự thật là có sự đồng thuận trên diện rộng của người Thụy Điển về việc điện hạt nhân có tác động tối thiểu lên biến đổi khí hậu.
Cuộc điều tra này được thực hiện thông qua các phỏng vấn trên trang web với bảng lựa chọn của Novus. Có tổng số 1027 người ở độ tuổi 18 đến 79 trả lời khảo sát từ ngày 24 đến 30/10/2019.
Năm 1980, chính quyền Thụy Điển đã quyết định không tiếp tục chương trình điện hạt nhân nhưng vào tháng 6/2010, nghị viện đã bỏ phiếu bãi bỏ chính sách này. Chính sách năng lượng năm 1997 của đất nước cho phép 10 lò phản ứng năng lượng vận hành trong thời gian lâu hơn dự tính của chính sách năm 1980, nhưng vẫn dẫn đến việc đóng cửa sớm một nhà máy điện hạt nhân với hai lò phản ứng tại Barsebäck, cách Malmö ở phía nam Thụy Điển 30 km, lần lượt vào tháng 11/1999 và tháng 5/2005.
Tuy nhiên, điện hạt nhân là vấn đề gây tranh cãi tại Thụy Điển. Để bù lại việc đóng cửa nhà máy Barsebäck đã khiến quốc gia này phải gia tăng lượng điện của các nhà máy điện hạt nhân còn lại với con số 1600 MWe.
Vào tháng 5/2005, một cuộc thăm dò ý kiến những cư dân sống quanh khu vực nhà máy Barsebäck cho thấy, 94% muốn nhà máy vận hành trở lại. Thạm chí, một cuộc rò rỉ nước thải phóng xạ từ khu bảo quản chất thải hạt nhân ở Forsmark cũng không làm thay đổi quan điểm của công chúng. Theo một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 2008, 48% người Thụy Điển đồng thuận với ý tưởng xây các nhà máy điện hạt nhân mới, 39% phản đối và 13% do dự. Dẫu vậy, sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 tại Nhật Bản thì sự ủng hộ điện hạt nhân đã đảo chiều khi chỉ còn 27% ủng hộ. Trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2019 thì quan điểm của công chúng lại có sự thay đổi khi số người ủng hộ đã tăng lên 66% và chỉ 19% là phản đối.
Được biết, EOn – đơn vị sở hữu Barsebäck, đã quyết định vào tháng 10/2015 là có thể đóng cửa vĩnh viễn hai lò Oskarshamn 1 và 2 trên. Các quyết định được đưa ra năm 2015 là đóng cửa 4 lò phản ứng vào năm 2020 sẽ làm mất đi của quốc gia này 2,7 GWe.