Khi Hội nghị về biến đổi khí hậu COP25 diễn ra ở Madrid, Getty Images đã công bố bộ ảnh thể hiện cuộc khủng hoảng khí hậu trên toàn thế giới, từ những tảng băng tan chảy của Greenland, đến mức độ nóng lên ở Alaska và Louisiana, cháy rừng ở Amazon và Indonesia…
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng sâu sắc đến Greenland, nơi mùa hè đã trở nên dài hơn trong vài thập kỷ qua và băng ở đây đang tan chảy nhanh hơn.
Tuy nhiên, lợi ích lâu dài của thời tiết ấm hơn là không chắc chắn, vì nước ấm lên có thể có tác động tiêu cực đến các sinh vật biển ở địa phương.
Cư dân Kivalina đang hy vọng ở lại trên vùng đất tổ tiên của họ, thay vì phải di cư do hòn đảo của họ bị nước biển nuốt chửng. Người quản lý thành phố Colleen Swan cho rằng lối sống trong ngôi làng sẽ thay đổi theo khí hậu và họ sẽ phải thích nghi.
Ngôi làng này cách 83 dặm phía trên vòng tròn Bắc Cực. Kivalina và một vài ngôi làng bản địa ven biển Alaska khác đang phải đối mặt với sự nóng lên của Bắc Cực, dẫn đến việc mất băng biển làm đệm cho bờ biển của đảo khiến nước dâng và xói mòn bờ biển.
Do thời tiết ấm lên, những người thợ săn trong làng Kivalina đã chứng kiến sự di cư của cá, tuần lộc, hải cẩu và cá voi từng là nguồn thức ăn của họ trong những tháng mùa đông dài.
Sự kết hợp của nước dâng và đất bị nhấn chìm đã gây ra tỷ lệ tăng mực nước biển ở đây cao nhất trên hành tinh. Kể từ những năm 1930, Louisiana đã mất hơn 2.000 dặm vuông đất và đất ngập nước, diện tích xấp xỉ kích thước của tiểu bang Delaware, Mỹ. Trong 30 năm qua, khi sụt lún tiếp tục và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng, cứ sau 100 phút, Louisiana đã mất đi khoảng diện tích đất bằng một sân bóng đá.
Nhiều cây sồi và cây bách trên khắp đầm lầy ven biển của Louisiana đã chết do sự kết hợp của xâm nhập mặn và sụt lún.
Cấu trúc đồ sộ này được xây dựng bởi Quân đoàn Kỹ sư cùng với các quân tiếp viện khác để bảo vệ thành phố trước những cơn bão. Tổ chức SouthWings cung cấp một mạng lưới đội quân tình nguyện ủng hộ việc phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái.
Theo INPE, Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia của Brazil, số vụ cháy được vệ tinh phát hiện ở khu vực Amazon trong năm nay là cao nhất kể từ năm 2010.
Dữ liệu vệ tinh gần đây cho thấy số vụ cháy rừng đã tăng vọt ở Indonesia. Các vụ hỏa hoạn bất hợp pháp này là để giải phóng mặt bằng cho các đồn điền nông nghiệp trên khắp các đảo Sumatra và Borneo của nước này.
Sự gia tăng cháy rừng đang làm tăng thêm mối lo ngại về khói bụi trên khắp Đông Nam Á và tác động trên toàn thế giới do sự nóng lên toàn cầu.
Khi biến đổi khí hậu làm cho mùa hè nóng hơn và khô hơn, các khu rừng đang bị đe dọa với hoạt động cháy rừng, mầm bệnh chết người và côn trùng phá hoại, bao gồm cả dịch bọ cánh cứng ngày càng tăng.
Mặc dù số lượng cây mới bị nhiễm bọ cánh cứng mỗi năm đã giảm kể từ cao điểm của vụ dịch vào khoảng năm 2012, loài côn trùng này đã giết chết hơn 6 triệu mẫu rừng trên khắp Montana kể từ năm 2000.