Phóng sự ảnh Đột nhập “địa ngục” chim trời lớn nhất miền Nam 05/12/2019 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Chợ chim Thạnh Hóa (Long An) được biết đến với tên gọi “địa ngục chim trời”. Khu chợ này bày bán công khai các loại chim hoang dã nhiều năm nay. Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, một khu chợ chim hoạt động rất nhộn nhịp. Những năm trước, khu chợ này nằm dọc hai bên đường quốc lộ. Hàng nghìn con chim hoang dã được mời chào như vịt trời, cò trắng, chim cốc. Giá bán các loại chim dao động từ 50.000 – 2.000.000 đồng/kg. Từ vài tháng nay khu chợ được tập hợp tại một khu đất trống bên cạnh đường quốc lộ, hoạt động cả ngày lẫn đêm với đầy đủ biển hiệu. Khách hàng “săn” chim đổ về khu chợ rất đông, chủ yếu vào những ngày cuối tuần. Các loài chim xấu số chịu chung số phận bị nhốt trong lồng chờ khách đến mua. Khu chợ còn bán cả các loài chim quý với giá tiền lên đến hàng triệu đồng/con. Người dân thường đi đặt bẫy bắt với số lượng lớn để bán lại cho các quầy hàng. Vì khu chợ có rất nhiều các loại chim, rắn, chuột, ba ba,… nên có mùi hôi nồng nặc, mất vệ sinh. Nhiều khách hàng khi mua chim phải bịt mũi vì mùi hôi khó chịu từ khu chợ. Sau khi khách yêu cầu, người bán sẽ giết thịt, thui và nhổ lông chim tại chỗ để khách mang về. Hằng ngày, mỗi người bán có thể giết thịt hàng trăm con chim. Người bán ở đây cho biết, cắt cổ chim thì thịt sẽ không ngon nên thường giết thịt chim bằng cách đập đầu, sau đó “khò” bằng lửa để sạch lông con. Khách hàng có thể đem về chế biến theo khẩu vị từng người. Ngoài ra, người bán cũng làm sẵn từng xâu chim đặt trước cửa hàng cho khách hàng dễ dàng lựa chọn. Các con chim sau khi giết thịt, vặt lông, nằm trơ trọi ngang dọc khắp cả khu chợ. Không chỉ bày bán tràn lan chim trời mà tại đây còn bán các loại động vật bò sát, gặm nhấm như rắn, ba ba, chuột,… với số lượng lớn. Việc mua bán công khai, tràn lan khiến những đàn chim trời này đối diện với nguy cơ bị tận diệt và mất cân bằng hệ sinh thái. Nguồn: Phương Nhàn - Thanh Chân/Báo Lao động Bài liên quan: Bài 2: “Lúc Công an kiểm tra, tôi vẫn cho giết thịt chim phục vụ khách bình thường” Hãy cứu lấy chim trời – Bài 1: “Thiên la địa võng” quét sạch chim, cò Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời” Chuyên gia, nhà khoa học lên tiếng bảo vệ chim hoang dã, di cư Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Hãy cứu lấy chim trời! – Bài 2: Món nhậu trong nhiều nhà hàng Bài 1: Chim trời không lối thoát vì lưới mờ, súng săn, loa giả tiếng muôn loài Động vật hoang dã bán tràn lan trên mạng Theo cánh chim trời Cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã tại Việt Nam Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam