Các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã sử dụng thiết bị laser vũ trụ để theo dõi các loài sinh vật biển nhỏ – các loài nhuyễn thể, mực con và cá nhỏ trong nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự di cư của các vi sinh vật biển. Theo họ, công nghệ này cũng có thể hữu ích cho quân đội và ngư dân.
Theo New Atlas, các kỹ sư NASA hợp tác cùng với các nhà nghiên cứu Pháp ở Centre National d’Etudes Spatiales (CNES) bắt đầu sử dụng các thiết bị laser vũ trụ được lắp đặt trên các vệ tinh CALIPSO và Cloud-Aerosol Lidar để theo dõi các sinh vật biển nhỏ – các loài nhuyễn thể, mực con và cá nhỏ.
Công nghệ cho phép nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự di cư của các vi sinh vật này cũng có thể hữu ích cho quân đội và ngư dân. Hai lần một ngày, khi Mặt trời mọc và lặn, chuyển động của thế giới động vật diễn ra trên biển, được gọi là di cư thẳng đứng trong ngày – Diel Vertical Migration (DVM). Quá trình này là lớn nhất trong số các cuộc di cư được biết đến cả về số lượng lẫn sinh khối.
Đại diện của nhiều loài khác nhau tham gia di cư thẳng đứng trong ngày, bao gồm các loài nhuyễn thể, mực non và cua ấu trùng – hầu như tất cả sinh vật tham gia vào quá trình này đều có kích thước siêu nhỏ. Trong giai đoạn di cư về đêm, sinh vật nổi lên trên bề mặt và ăn các loài thực vật nhỏ – thực vật phù du. Vào ban ngày, chúng chìm xuống độ sâu để bảo vệ chống lại kẻ săn mồi.
Nghiên cứu sự di cư của các vi sinh vật được gọi là động vật phù du này có thể hữu ích cho mục đích quân sự và đánh bắt cá (dễ dàng giấu một chiếc tàu ngầm trong đám mây động vật phù du hơn và luôn có sẵn cá ở bên cạnh), cũng như theo dõi sự biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu có kế hoạch sử dụng laser vũ trụ để nghiên cứu lớp nước bề mặt dày hơn 20m. Điều này là đủ để phát hiện động vật phù du vào ban đêm và buổi sáng, cũng như nghiên cứu hành vi của chúng trên quy mô toàn cầu.