Phóng sự ảnh Khách du lịch thích thú với quán cà phê toàn… rác giữa phố cổ Hà Nội 03/12/2019 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Một quán cà phê ngay giữa lòng phố cổ Hà Nội thu hút khách du lịch với hàng ngàn món đồ được tái chế từ những nguyên vật liệu bỏ đi. Ẩn sâu trong một ngõ nhỏ trên con phố Hàng Tre tấp nập, anh Nguyễn Văn Thơ, 35 tuổi, đã tạo ra một không gian sống động từ những đầu máy cày cũ, máy tuốt, bánh xe, bóng đèn đến những chai thủy tinh. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Chỉ cần chổi, màu vẽ, là có thể tái chế, những chai nước đã biến thành những món đồ trang trí vô cùng đẹp mắt, thậm chí còn có thể tạo cả một phần nội thất độc lạ cho căn nhà của mình. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Không chỉ có chai nhựa mà cả nhôm đồng nát sắt vụn, lốp xe, đều có thể được hóa thân thành những món đồ đẹp mà lại hữu dụng như lốp xe thành mặt bàn, can nhựa thành giỏ hoa, bình nước thành đèn. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Để dựng lên cả một quán cà phê 3 tầng tất cả từ đồ tái chế là một công việc không hề đơn giản, đó không chỉ là sự kỳ công, sáng tạo, mà còn là cả sự tỉ mẩn tận tâm của người chủ quán. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Những chai lọ hay đồ dùng bỏ đi sau khi được thu thập về sẽ được làm sạch, phơi khô, là có thể sẵn sàng được hồi sinh thành nhiều vật dụng khác nhau. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Những chai thủy tinh có thể được cắt ra làm thành cốc hoặc biến thành cả một chiếc đèn chùm nghệ thuật tuyệt đẹp. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Theo chủ quán, rác thải là nguồn nguyên liệu quá dồi dào. Và, quan trọng nhất chính là ý tưởng và công sức đi tìm kiếm phế liệu, để biến những vật bỏ đi trở thành những thứ làm đẹp thêm cho cuộc sống. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Không chỉ miệt mài hồi sinh cho hàng ngàn món đồ bỏ đi, anh Nguyễn Văn Thơ chủ quán còn thường xuyên tổ chức những buổi hướng dẫn cách tái chế rác thải cho các em học sinh từ rất nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Hình ảnh khách hàng đến đây cầm theo những chai nhựa không hiếm gặp. Để khích lệ mọi người tái chế và không xả rác bừa bãi, cứ ai mang chai nhựa đến đây thì đều được giảm giá 15-20% đồ uống của quán. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Với tôn chỉ hoạt động “reduce – reuse – recycle” (giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế), chủ quán mong rằng nơi đây sẽ đóng góp được phần nào trong việc bảo vệ môi trường, cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng, lan tỏa được thông điệp bảo vệ thiên nhiên đến với mọi người. (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) (Ảnh: Thế Đại/Vietnam+) Nguồn: vietnamplus.vn Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời” Nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm về động vật hoang dã Tây Phi chìm trong “biển nhựa”