Nền kinh tế bùng nổ khiến Trung Quốc có nhiều tỷ phú hơn, nhu cầu đối với các thương hiệu xa xỉ và động vật quý hiếm cũng gia tăng, theo Business Insider.
Trung Quốc là thị trường chính của nông sản Mỹ, nhiều hơn các nước láng giềng của Mỹ như Canada và Mexico. Đậu tương chiếm 50% tổng khối lượng nông sản trị giá 9,2 tỷ USD mà Trung Quốc mua từ nông dân Mỹ trong năm ngoái. (Ảnh: Getty Images)
Trung Quốc là quê hương của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, vượt mặt Walmart và Amazon. Alibaba, gã khổng lồ bán hàng trực tuyến của Trung Quốc, có số lượng giao dịch nhiều gấp ba lần so với Amazon và vượt Walmart về số chi nhánh. (Ảnh: Getty Images)
Trung Quốc có số lượng tỷ phú cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Số tỷ phú ở Trung Quốc là 388 người, bằng một nửa Mỹ (680 tỷ phú). Các tỷ phú Mỹ nhiều tiền gấp ba lần những người ở Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng với 55 tỷ phú mới trong năm 2017. (Ảnh: Getty Images)
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc – Jack Ma, CEO của Alibaba – chỉ đứng thứ 21 trong danh sách tỷ phú của Forbes. Ông sở hữu khối tài sản trị giá 40 tỷ USD. Người đàn ông giàu nhất thế giới – Jeff Bezos – nắm trong tay 131 tỷ USD và sở hữu doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai, Amazon. (Ảnh: Getty Images)
Người tiêu dùng Trung Quốc chi 73 tỷ USD để mua hàng xa xỉ mỗi năm. Theo McKinsey, có 7,6 triệu gia đình Trung Quốc đủ tiền mua các thương hiệu xa xỉ trong năm 2016. (Ảnh: AP Photo)
Xuất khẩu Trung Quốc đã tăng trưởng 954% từ năm 1970 đến năm 2020. Trong nhiều năm, Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế và hầu như không có thương mại quốc tế. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu chiếm chưa đến 3% GDP Trung Quốc vào năm 1970. Đến năm 2010, chỉ số này tăng lên hơn 26%. (Ảnh: Getty Images)
Thu nhập hộ gia đình bình quân ở Trung Quốc cũng tăng lên 400% trong 10 năm. Nền kinh tế bùng nổ không chỉ tạo ra nhiều tỷ phú hơn mà còn nâng cao mức sống của người lao động. (Ảnh: Getty Images)
Có dân số đông hơn nhưng Trung Quốc có ít người nghèo hơn Mỹ. Chuẩn nghèo của World Bank là thu nhập 1,9 USD/ngày. Năm 2017, chỉ 0,7% người Trung Quốc, tương đương 9,9 triệu người, ở mức nghèo hoặc dưới nghèo. Trong khi đó, tại Mỹ, 12,3% dân số ở mức nghèo, đồng nghĩa với việc 39,7 triệu người Mỹ đang sống trong cảnh nghèo khổ. (Ảnh: AP Photo)
Một người độc thân ở Trung Quốc có thể thuê người yêu với giá từ 0,15 USD/giờ đến 288 USD/giờ. Chính sách một con ở Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính cực độ. Số đàn ông Trung Quốc nhiều hơn số phụ nữ khoảng 34 triệu người. (Ảnh: Getty Images)
Tết Nguyên đán là tuần mua sắm lớn nhất tại Trung Quốc. Mỗi năm, dịp lễ này được tổ chức trong vòng một tuần, thường vào tháng 2. Nhiều người Trung Quốc về quê và mua quà tặng. Người tiêu dùng Trung Quốc đã chi khoảng 149 tỷ USD vào dịp Tết Nguyên đán năm 2019, theo Bloomberg. (Ảnh: Getty Images)
Trung Quốc từ lâu đã là điểm đến chính của các bộ phận của những động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tại đây, sừng tê giác được sử dụng để chữa bệnh cao huyết áp, hổ được cho là có tác dụng tránh nguyền rủa. Các bộ phận của một con hổ có thể được bán với giá 50.000 USD, theo Smithsonian Magazine. Năm ngoái, Trung Quốc đã tạo ra một thị trường hợp pháp để nuôi và sử dụng các bộ phận của hổ, tê giác. (Ảnh: Getty Images)