Phóng sự ảnh Thâm nhập “đại công trường” khai thác gỗ lậu ở Đắk Lắk 26/11/2019 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Sâu trong rừng đặc dụng Nam Kar, cả ‘đại công trường’ gỗ lậu ngang nhiên hoạt động, với hàng loạt cây gỗ lớn bị đốn hạ, cưa xẻ để chuyển xuống núi. Mới đây, Báo điện tử VTC News nhận được phản ánh của người dân xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, Đắk Lắk về việclâm tặc ngày đêm đốn hạ gỗ trên khu vực rừng đặc dụng Nam Kar. Rừng đặc dụng Nam Kar được Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar quản lý và chia thành 3 tiểu khu. Cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi khi bước vào rừng là hàng loạt cây cổ thụ trên 10 tuổi bị lâm tặc xẻ thịt. Lâm tặc đưa gỗ ra cạnh con đường để dễ vận chuyển. Những phách gỗ có chiều rộng hơn 80cm, dấu cưa còn rất mới. Đi sâu vào bên trong, chúng tôi liên tục phát hiện nhiều cây cổ thụ có tuổi đời hàng chục đến hàng trăm năm bị cưa xẻ thành hàng chục tấm ván lớn nằm chồng lên nhau. Nhiều tấm có bề rộng (tương ứng với đường kính cây gỗ) gần 1m, dày khoảng 30cm nằm dưới bụi cây. Cây gỗ ước chừng 15 năm tuổi vừa bị lâm tặc đốn hạ. Cả “đại công trường” gỗ với rất nhiều phách gỗ lớn bị xẻ trước đó. Những cây bị lâm tặc cưa hạ đa phần hàng chục năm tuổi trở lên và thuộc gỗ nhóm 3-4. Một cây cổ thụ trong rừng sâu vừa bị cưa và chuẩn bị xẻ thành vuông gỗ. Tại hiện trường vẫn còn thước dây, đồ ăn và dụng cụ phục vụ cho việc cưa xẻ gỗ. Bước vào sâu bên trong khu rừng đặc dụng, chúng tôi nghe tiếng cưa rất lớn. Trong khu vực rừng sâu có cả trâu và những vật dụng để vận chuyển gỗ xuống núi. Gỗ lậu được lâm tặc đưa xuống dưới chân núi. Những thửa ruộng nước dưới chân núi có nhiều khối gỗ lâm tặc ném xuống, chờ đêm tối sẽ vận chuyển đến nơi cất giấu. Ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar khẳng định, từ đầu năm 2019 đến nay chưa phát hiện vụ khai thác gỗ lậu nào; đơn vị thường xuyên chỉ đạo các trạm kiểm lâm cấp dưới đi tuần tra. Trong khi đó, theo dân địa phương, lâm tặc thường xuyên khai thác, vận chuyển gỗ ra vào khu vực này từ lâu. Nguồn: Thanh Hải/VTC News Bài liên quan: Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức và khuyến nghị Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Loay hoay phát triển rừng gỗ lớn có chứng chỉ rừng bền vững Sản xuất cao su bền vững hướng tới phát thải thấp Gia Lai: “Lâm tặc” ngang nhiên vào rừng đốn hạ gỗ rồi đốt gốc phi tang Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất