Các nhà khoa học đã lên tiếng báo động về thực trạng 1/3 hệ thực vật của châu Phi nhiệt đới hiện đang đối mặt với sự tuyệt chủng, gây ra nhiều hệ luỵ cho tương lai của toàn nhân loại.
Theo Science Advances, đều ấy đã được báo động bởi công ty phát thanh HSBC của Nam Phi.
Nhà nghiên cứu Thomas L.P. Couvreur cảnh báo rằng “thực vật hiện đang trải qua gánh nặng lớn nhất ở các quốc gia Tây Phi, Ethiopia, Tanzania và các khu vực phía nam của Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC)”. Theo các nhà khoa học, ngày nay đã có 31,7% hệ thực vật nhiệt đới châu Phi đang trên bờ vực hủy diệt. Hơn nữa, ở vùng núi của Ethiopia, con số này là 76% và ở khu vực nội địa của đồng bằng Nigeria 67%. Tình hình nghiêm trọng liên quan đến khu vực ven biển của vịnh Guinea – từ Sénégal đến Gabon, nơi dân số tăng mạnh đi kèm với nạn phá rừng trầm trọng.
Châu Phi nhiệt đới đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ thế giới công nghiệp. Khu vực khai thác gỗ đang mở rộng, nhu cầu năng lượng của các nước châu Phi đang tăng lên, phát triển nông nghiệp đang diễn ra ào ạt và khai thác khoáng sản đang mở rộng.
Đồng thời, tình hình các khu vực dân cư thưa thớt ở Trung Phi nói chung vẫn thuận lợi cho sự phát triển của diện tích rừng. Nhưng, các nhà khoa học lưu ý rằng một nhóm các quốc gia thuộc lục địa, bao gồm cả Angola và Cộng hòa Trung Phi, không có dữ liệu về tình trạng của hệ thực vật.
Không giống như động vật, thế giới thực vật của châu Phi không thu hút được nhiều sự chú ý từ các nhà hoạt động môi trường. Nhưng mọi sự sống trên hành tinh của chúng ta đều phụ thuộc vào thực vật, cây cối. Vẻ đa dạng sinh học mang lại vô số lợi ích cho con người và sự mất mát của nó đe dọa đến tương lai của toàn nhân loại.
Theo các nhà biên soạn Sách đỏ, trong số 352.000 loài thực vật tồn tại trên hành tinh, chỉ có 8% bị đe dọa tuyệt chủng. Xét về mặt này, tại châu Phi, tình hình đáng báo động nhất. Mất đa dạng sinh học sẽ đặc biệt nghiêm trọng đối với các khu vực nhiệt đới ở châu Phi, nơi có những vấn đề chính trị xã hội nghiêm trọng và sự gia tăng dân số nhanh chóng.
Theo Couvreur, hiện tại các nhà khoa học phải khẩn trương phát triển một hệ thống để đánh giá mức độ đe dọa đối với càng nhiều cây cối càng tốt. Các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới nên tham gia vào việc này với sự trợ giúp của các công nghệ kỹ thuật số mới nhất.
Trong danh sách các loài cây trên bờ vực tuyệt chủng hoàn toàn của châu Phi thì đứng đầu là cây Lagetta lagetto. Trên toàn thế giới, chỉ có 2 cây phát triển trong tự nhiên còn sống sót. Cả hai đều ở trên đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã trồng một vài bản sao của cây từ vài hạt còn lại. Điều này mang lại hy vọng rằng cây vẫn có thể được bảo tồn.
Ở vị trí thứ hai của danh sách là cây rồng (Dracaena draco), mọc trên quần đảo Cape Verde, ở Morocco và quần đảo Canary. Cây được biết đến với nhựa có biệt danh là “máu rồng” vì màu đỏ tươi. Thứ ba trong Danh sách đỏ các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng là baobab (Adansonia Digitata). Gỗ của loài cây khổng lồ châu Phi này được sử dụng để chế tạo bình chứa nước và đồ dựng, đó là lý do tại sao baobab bị chặt hạ ồ ạt. Trong những năm gần đây, cây baobab đã bị chết ở Đông và Nam Phi do hạn hán năm thứ 4 liên tiếp. Bây giờ trên thế giới, nhóm Hành động thực tế đang tích cực hoạt động, có các nhà hoạt động thu thập hạt giống baobab ở châu Phi và trồng chúng trong các vườn ươm.