Những cải tiến trong phương pháp sản xuất thông minh, công nghệ mới, ứng dụng thực tiễn là cấp thiết để đáp ứng sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Trước yêu cầu đưa thành tựu công nghệ vào nông nghiệp trong thời đại 4.0, việc áp dụng blockchain được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích và sự phát triển bền vững cho các bên trong chuỗi nông nghiệp, đặc biệt ở tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc.
Châu Á: Vựa lương thực của thế giới
Được tổ chức trong bối cảnh toàn ngành nông nghiệp châu Á được xem là mũi nhọn cung cấp lương thực, thực phẩm cho thế giới. Hội nghị quốc tế chuyên đề Trái cây nhiệt đới 2019 (ISTF2019) được tổ chức tại Việt Nam đã thu hút sự tham dự của gần 40 diễn giả là nhà khoa học, nhà nông nghiệp, tổ chức chính phủ, các hiệp hội nông nghiệp châu Á, doanh nghiệp công nghệ hoạt động trong lĩnh vực liên quan… Diễn ra tháng 9.2019, Hội nghị mang đến góc nhìn đa chiều trong việc ứng dụng công nghệ kỷ nguyên số vào nông nghiệp và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng ngành bằng những cải tiến thực tế.
Dựa vào dự đoán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO), đến năm 2050, thế giới sẽ cần thêm 2,1 tỉ tấn thực phẩm và hầu hết sẽ được sản xuất ở châu Á. Tuy nhiên, châu Á cũng là khu vực tăng trưởng nhanh nhất về kinh tế và dân số, kéo theo đó là gánh nặng cho ngành nông nghiệp châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trong việc đảm bảo an ninh lương thực và sự phát triển bền vững.
Phát biểu tại ISTF2019, nhà kinh tế học Sabine Altendorf, thuộc Văn phòng FAO tại Rome, Ý đã nhấn mạnh: “Khi ngành nông nghiệp tăng giá trị, tài nguyên thiên nhiên sẽ phải đối mặt với áp lực thêm từ biến đổi khí hậu và các bệnh thực vật lây lan nhanh hơn, đe dọa làm giảm năng suất nông nghiệp và nguồn cung lương thực toàn cầu”.
Là một phần của toàn ngành nông nghiệp châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam hiện là khu vực có lịch sử, kinh nghiệm và năng lực trồng trọt lâu đời. Do vậy, những cải tiến trong phương pháp sản xuất thông minh, công nghệ mới, ứng dụng thực tiễn phù hợp với nhu cầu của nông hộ nhỏ là cấp thiết để đáp ứng sự phát triển của thế giới và duy trì hiệu quả trong chuỗi sản xuất và cung ứng nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp 4.0: Chồng chất thách thức
Thực tế đang cho thấy hàng loạt khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ mới vào nông nghiệp. Cụ thể, hơn nửa tỉ nông hộ nhỏ dưới 2ha đất đang sản xuất 80% lương thực nuôi sống dân số thế giới. Thế nhưng, “nông dân lại thường không áp dụng đổi mới trong dài hạn – hầu hết các công nghệ được giới thiệu trong các dự án thường bị bỏ rơi. Những đổi mới, sáng kiến của chính phủ (như Thực hành nông nghiệp tốt) hoặc cung cấp cơ sở hạ tầng vật chất miễn phí được người nông dân xem là không cải thiện sinh kế của họ, do vậy, không kêu gọi được họ tham gia tích cực”, ông Howard Hall, Quản lý Chương trình, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế có trụ sở tại Úc, nhận định.
Ngoài ra, dưới áp lực phải cung cấp thực phẩm có thể lưu trữ được trong một thời gian dài và được vận chuyển trong một khoảng cách xa, chuỗi cung ứng đang ngày càng trở nên phức tạp. Các nhà sản xuất nông nghiệp đã áp dụng công nghệ trong sản xuất để thu hoạch được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một diện tích đất, gây ra các vấn đề an toàn thực phẩm và minh bạch trong chuỗi giá trị nông nghiệp.
Vệ sinh thực phẩm cũng là một thách thức đối với chuỗi cung ứng nông nghiệp. Sau khi thu hoạch, các sản phẩm sẽ trải qua các quá trình phân loại, chế biến, sản xuất, đóng gói, phân phối và lưu kho, sau đó bán cho người tiêu dùng. Quá trình gồm nhiều công đoạn này khiến cho việc duy trì chất lượng sản phẩm và vệ sinh trong toàn bộ chuỗi cung ứng trở nên khó khăn, đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh từ tất cả các bên liên quan.
Thêm vào đó, nông dân hiện nay đã quen với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng trên nông sản để kích thích sự tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi một cách phi tự nhiên. Các hóa chất tồn tại một thời gian dài trong thực phẩm sau khi thu hoạch là một trong những lý do chính gây ngộ độc thực phẩm.
Việc vận chuyển và lưu trữ thực phẩm không đúng cách hoặc sử dụng chất bảo quản thực phẩm, vô hình chung, làm giảm chất lượng thực phẩm và gây hại cho người tiêu dùng.
Từ phía người tiêu dùng, việc thiếu minh bạch trong chuỗi cung ứng nông nghiệp phần nào giảm lòng tin của khách hàng. Bởi lẽ, họ cần biết chính xác nguồn gốc thực phẩm, hành trình mà sản phẩm đã trải qua cũng như các thông tin đáng tin cậy về việc sản phẩm có được chứng nhận và thử nghiệm trước khi bán ra thị trường hay không.
Nhiều nước châu Âu và châu Mỹ đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu nông sản. Dù vậy, những thông tin này chỉ được dùng cho việc thông quan hàng hóa, không khai báo đến người tiêu dùng. Có thể nói, chưa khi nào, ngành nông nghiệp nói chung, chuỗi cung ứng ngành nói riêng lại đứng trước hàng loạt thách thức và khó khăn đến vậy.
Blockchain tạo nền móng chuỗi giá trị nông sản
Trở lại với ISTF2019, blockchain cũng là một chủ đề thú vị tại Hội nghị. Được xem như một công nghệ đầy hứa hẹn làm thay đổi ngành nông nghiệp trong tương lai. WOWTRACE, một startup chuyên cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc dựa trên blockchain cho các doanh nghiệp, đã giới thiệu những dự án thành công của mình tại sự kiện và thu hút sự chú ý của các khách mời và các diễn giả.
Với blockchain, tất cả các giao dịch được ghi lại và có thể được truy xuất dễ dàng với bằng chứng không thể thay đổi được. Áp dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng có khả năng giám sát các hoạt động từ đầu đến cuối và kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng dựa trên luồng thông tin minh bạch, liền mạch.
Về mặt giá trị, blockchain cải thiện chuỗi giá trị nông nghiệp bằng cách cung cấp tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc. Khi tất cả các thông tin minh bạch có sẵn, các bên tham gia chuỗi cung ứng có thể thực hiện các hành động một cách kịp thời khi có sự cố; truy hồi thông tin để biết nguyên nhân chính của vấn đề; hoặc sử dụng thông tin đó để phân tích, dự đoán và giảm thiểu các hao phí, từ đó, cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Đối với người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc minh bạch giúp họ tự tin hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình; từ đó, người tiêu dùng sẽ trung thành với những thương hiệu mang lại sự minh bạch.
Theo khảo sát của CFG x Futerra Expert, 70% người tiêu dùng quan tâm nhất đến tính minh bạch của sản phẩm. Cũng trong nghiên cứu này, 73% người tiêu dùng cho biết sẽ trung thành và mua nhiều từ thương hiệu minh bạch về sản phẩm của họ. Điều này cho thấy rằng truy xuất nguồn gốc minh bạch hiển nhiên là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.
Sự khác biệt giữa WOWTRACE và giải pháp truy xuất nguồn gốc khác nằm ở công nghệ. WOWTRACE sử dụng blockchain để ghi lại tất cả các giao dịch, dữ liệu đầu vào từ tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo thông tin minh bạch, không thể thay đổi, xóa, sửa cũng như không thể chối bỏ được.
WOWTRACE định danh từng sản phẩm riêng biệt, nghĩa là, mỗi sản phẩm chỉ có một ID (mã định danh) duy nhất được thể hiện bằng mã QR. Khi mỗi một sản phẩm được chuyển qua một bước trong chuỗi cung ứng, thông tin liên quan sẽ được ghi lại trên blockchain. Do đó, không có trường hợp hai sản phẩm có cùng thông tin truy xuất nguồn gốc.
Giải pháp này giúp ngăn chặn gian lận, làm giả sản phẩm và làm cho thông tin trở nên đáng tin cậy. Người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh của mình để quét mã QR được dán trên sản phẩm để biết được cả thông tin của sản phẩm và hành trình mà sản phẩm đã trải qua.
“WOWTRACE giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng nông nghiệp như an toàn thực phẩm, sự thiếu minh bạch và niềm tin giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng và người tiêu dùng trên nền tảng blockchain. Chúng tôi đang phát triển giải pháp của mình để giúp các doanh nghiệp kiểm soát chuỗi cung ứng của họ tốt hơn với khả năng kiểm soát từ đầu đến cuối, tối ưu hóa công cụ quản lý và trải nghiệm người dùng. Chúng tôi cũng mở rộng giải pháp này đến các ngành công nghiệp khác ngoài nông nghiệp như dược phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, các sản phẩm có giá trị cao”, ông Nguyễn Đức Phương Nam, Giám đốc Điều hành của WOWTRACE, cho biết.
Với các kết quả đã được chứng minh tính hiệu quả về việc áp dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc đến từ WOWTRACE, công nghệ blockchain hứa hẹn sẽ sớm thay đổi ngành nông nghiệp. Các đặc tính của blockchain là chìa khóa để giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm và niềm tin trong chuỗi cung ứng nông nghiệp. Tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng bao gồm nông dân, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ logistics, người tiêu dùng hoặc thậm chí là các chính phủ sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí nhờ tính toàn vẹn của dữ liệu trên blockchain.
Giới thiệu về WOWTRACE
WOWTRACE là Giải pháp truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh dựa trên các công nghệ Trí tuệ nhận tạo (AI), blockchain, Điện toán đám mây (Cloud computing) và Dữ liệu lớn (Data) (ABCD) mang lại sự tăng trưởng bền vững và minh bạch cho chuỗi cung ứng trên toàn châu Á. Qua đó, tất cả các bên liên quan đều đạt được khả năng giám sát từ đầu đến cuối và kiểm soát các hoạt động của họ trên chuỗi cung ứng. WOWTRACE đã triển khai thành công giải pháp truy xuất nguồn gốc bằng blockchain trên xoài, chocolate và rau hữu cơ Việt Nam và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Tìm hiểu thêm về WOWTRACE tại: https://www.wowtrace.io/