Chỉ một tháng sau khi được bảo vệ ở mức cao hơn theo Công ước CITES, gần 500 cá thể rùa sao Ấn Độ (Geochelone elegans) đã bị bắt giữ ở Malaysia.
Số lượng rùa quý này, cùng với hai loài khác, được tìm thấy ở hai địa điểm riêng biệt tại thị trấn Batu Pahat, bang Johor, nhân viên Cục Động vật hoang dã và Vườn quốc gia (Perhilitan). Ba người đàn ông, bao gồm một công dân Ấn Độ, đã bị bắt trong các cuộc truy quét.
Trong cuộc truy quét đầu tiên, Perhilitan thu giữ 89 cá thể Rùa sao Ấn Độ và 64 cá thể Ba ba đầu hẹp (Chitra chitra) cực kỳ nguy cấp; và trong cuộc đột kích thứ hai, Perhilitan thu giữ 385 cá thể rùa sao Ấn Độ và 15 cá thể rùa Pangshura tecta.
Từ năm 2011 đến nay, tổng cộng 3.640 cá thể Rùa sao Ấn Độ đã bị thu giữ ở Malaysia, nêu bật nhu cầu tiếp diễn và nạn buôn lậu rùa vào nước này.
Mặc dù được phân loại là “loài được bảo vệ “nhưng Rùa sao Ấn Độ không được bảo vệ hợp pháp cao nhất theo Đạo luật bảo tồn động vật hoang dã bán đảo Malaysia năm 2010 (WCA). Việc sở hữu bất hợp pháp loài này chỉ chịu hình phạt tối đa bằng 1/3 mức được phân loại là “được bảo vệ hoàn toàn”.
Không tính vụ bắt giữ tại Johor, 7 công dân Ấn Độ đã bị bắt ở Malaysia sau ba vụ việc vào các năm 2016 và 2017, liên quan đến tổng số 1.102 cá thể rùa bị buôn lậu từ Ấn Độ, bao gồm 1.011 cá thể rùa sao Ấn Độ và tại ít nhất 91 cá thể rùa nước chấm đen (Geochlemys hamiltonii) thuộc Phụ lục I CITES.
Giám đốc TRAFFIC Đông Nam Á Kanitha Krishnasamy chỉ rõ rằng cần phân loại Rùa sao Ấn Độ là loài “được bảo vệ hoàn toàn” và được bảo vệ cao nhất theo pháp luật Malaysia, phù hợp với danh sách gần đây theo CITES. Mức tiền phạt cao hơn và thời gian ngồi tù lâu hơn có thể ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp.
“Vụ bắt giữ vừa qua chứng minh rõ ràng các mạng lưới tội phạm buôn bán bất hợp pháp giữa Ấn Độ và Malaysia vẫn tồn tại. Việc cả hai nước chung tay loại bỏ các mạng lưới này chưa bao giờ cấp thiết hơn bây giờ”.
Nhật Anh (Theo Traffic)