Hành động cá nhân sẽ không thể giải quyết được khủng hoảng khí hậu. Vậy những thay đổi chính trị nào có thể cải thiện tình hình này?
Đặt khí hậu vào lá phiếu bầu
Các hành động cá nhân, chẳng hạn như có các chuyến bay ít hơn hoặc mua ô tô điện là rất hữu ích, nhưng chúng sẽ vô ích nếu không có hành động chính trị tập thể để cắt giảm khí thải ở quy mô doanh nghiệp, quốc gia và toàn cầu. Các chính trị gia cần cảm thấy đây là giải pháp ưu tiên cho cử tri. Điều đó có nghĩa là tập trung cho chủ đề chính trong chương trình nghị sự cho các nghị sĩ với các câu hỏi, phản đối, email, bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, vận động hành lang của các tổ chức phi chính phủ và hầu hết thông qua bỏ phiếu. Các chính trị gia cần biết công chúng đứng đằng sau họ nếu họ chấp nhận ngành công nghiệp hóa dầu.
Xóa bỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngành công nghiệp than, dầu mỏ và khí đốt được hưởng lợi từ 5 nghìn tỷ USD một năm – 10 triệu USD một phút. Ngay cả các khoản trợ giá tiêu thụ trực tiếp cho nhiên liệu hóa thạch cũng tăng gấp đôi so với năng lượng tái tạo. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết điều này gây khó khăn trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu. Hồi năm 2009, các công ty trợ cấp lớn nhất, các quốc gia G20 đã cam kết chấm dứt các khoản tài trợ, nhưng tiến độ rất hạn chế.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc – António Guterres, người đã thắt chặt các ưu đãi hồi tháng 5 cho hay: “Những gì chúng ta đang làm là sử dụng tiền thuế… để phá hủy thế giới. Bất kỳ thay đổi nào cũng phải bao gồm các quy định chung nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Cắt giảm trợ giá nhiên liệu không nên được áp dụng như một biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để gây tổn thương những người nghèo nhất”.
Định giá cácbon
Ý tưởng về việc định giá cácbon đã có từ đầu những năm 1990 và một hệ thống thương mại phát thải đã được đưa vào Nghị định thư Kyoto năm 1997. Theo thương mại phát thải, một giới hạn được đặt ra đối với khí thải và các doanh nghiệp được cấp giấy phép phát thải cácbon. Những người cắt giảm khí thải nhanh nhất có thể bán giấy phép dự phòng cho những người chưa có, trong khi giới hạn phát thải được giảm xuống theo thời gian. Nhưng thành công phụ thuộc vào giới hạn nghiêm ngặt và sự khan hiếm giấy phép.
Một giải pháp thay thế chính là thuế. Trong đó, buộc các công ty phải tính đến thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra do các hoạt động kinh doanh của mình và khuyến khích giảm chất thải, giảm khí thải và sử dụng công nghệ sạch. Nguy hiểm là sự rò rỉ cácbon: Tăng chi phí ở một quốc gia có thể khuyến khích các doanh nghiệp tìm địa điểm khác để xây dựng nhà máy của họ. Điều này có thể được giải quyết bằng thuế điều chỉnh biên giới. Thuế cácbon không phải tạo ra những người thua lỗ về kinh tế, doanh thu – thuế trung lập tái phân phối lại tiền cho người dân và được nhiều người ủng hộ.
Thu hẹp nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch
Public shaming – một hình thức làm mất danh dự của một người tại nơi công cộng, áp lực xã hội và chính trị có thể thực thi để buộc các công ty chịu trách nhiệm cho các hoạt động của họ. Tuy nhiên, hầu hết dầu khí trên thế giới được sản xuất bởi các công ty dầu khí quốc gia và họ không cần giấy phép xã hội để hoạt động vượt quá mức được cấp bởi chính phủ của họ, thường là chuyên quyền hoặc không phản hồi với dư luận.
Tất cả các công ty đều phản ứng với áp lực kinh tế. Mặc dù vậy, cách duy nhất để cắt giảm khí thải từ dầu trong thời gian dài là ngừng sử dụng dầu. Giảm nhu cầu sử dụng, thay vào đó là sử dụng các tấm pin mặt trời, trang trại điện gió, xe điện và giao thông công cộng được cải thiện.
Dừng phát thải khí
Nếu khai thác dầu và khí, ít nhất các công ty dầu mỏ nên khai thác hiệu quả. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nếu lượng khí phát thải trên toàn cầu mỗi năm được sử dụng để phát điện, có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu về điện ở Châu Phi. Hồi đầu năm nay, Thời báo tài chính (Financial Times) cho biết việc phát thải khí ở bang Texas đang “thắp sáng bầu trời đêm” khi các nhà sản xuất xả khí thải để đưa dầu ra thị trường nhanh chóng, bất chấp hậu quả môi trường. Trong khi đó, WB muốn chấm dứt thói quen xả thải trên toàn cầu vào năm 2030.
Thu hồi và lưu trữ khí thải cácbon trên quy mô lớn
Thu hồi và lưu trữ khí thải CO2 từ đốt nhiên liệu hóa thạch là có thể nhưng chưa được triển khai ở quy mô. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết việc giải quyết khủng hoảng khí hậu sẽ tốn kém hơn nhiều. Các công ty dầu mỏ có chuyên môn để tung ra hoán đổi ngoại tệ chéo (CCS) nhưng không có giá phát thải cácbon thì không có khuyến khích thương mại. CCS có thể được sử dụng để thực sự loại bỏ CO2 ra khỏi khí quyển bằng cách trồng cây và thực vật, sau đó đốt chúng để lấy điện và cô lập lại khí thải. Tuy nhiên, IPCC đã cảnh báo việc triển khai ở quy mô lớn có thể xung đột với việc trồng thực phẩm.
Tạm dừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch
Việc chuyển đổi năng lượng gây ra nhiều rủi ro và cơ hội cho các nhà đầu tư. Nhưng việc sử dụng tiền để hỗ trợ các doanh nghiệp năng lượng tái tạo và thoái vốn từ nhiên liệu hóa thạch vẫn vô tình đầu tư vào các công ty dầu mỏ, khí đốt và than đá. “Đầu tư xanh” phải được kiểm soát để đảm bảo nó thực sự “xanh”.
Thiết lập các số liệu thị trường về biến đổi khí hậu
Gần ba năm sau Hiệp định Paris, thị trường thế giới vẫn chưa có dữ liệu so sánh để đo lường rủi ro do khủng hoảng khí hậu ở cấp độ công ty. Cơ quan quản lý phải hành động khẩn cấp – kế hoạch tự nguyện di chuyển là không đủ. Tuần trước, thống đốc Ngân hàng của Anh cảnh báo các tập đoàn lớn rằng họ có 2 năm để đồng ý các quy tắc báo cáo rủi ro khí hậu trước khi các nhà quản lý toàn cầu đặt ra kế hoạch và bắt buộc họ phải tuân theo.
Nếu thị trường không hiểu biến đổi khí hậu thực sự có ý nghĩa gì đối với các nhà sản xuất ô tô, các công ty nhiên liệu hóa thạch và các công ty năng lượng thì một cuộc khủng hoảng tài chính do khí hậu chỉ là vấn đề thời gian. Đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch phải kết thúc. Phong trào thoái vốn nhiên liệu hóa thạch hiện có 11,5 triệu tỷ USD tài sản thuộc quyền quản lý cam kết thoái vốn.
Tổng hợp từ Guardian