Phóng sự ảnh Rừng dương ở biển Cửa Đại bị sóng biển đánh tan hoang 14/10/2019 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Rừng dương ven bờ biển Cửa Đại bị sóng biển đánh tan hoang khiến người dân lo lắng. 3 năm gần đây, rừng dương ven bờ Cửa Đại (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) đang trong tình trạng báo động khi mỗi ngày chịu sóng biển đánh. Ảnh: Thanh Chung Khu vực rừng dương được trồng còn có tên gọi Cồn Đôi này nằm ngay cửa biển Cửa Đại, nơi sông Thu Bồn chảy thẳng ra biển. Ảnh: Thanh Chung Từng khối đất dần dần bị những con sóng nuốt chửng khiến hàng trăm cây dương không bám trụ được, nằm la liệt trên mép bờ biển. Ảnh: Thanh Chung Ông Mai Văn Trúc (72 tuổi) – ngư dân địa phương cho biết, 3 năm trở lại đây, rừng dương bắt đầu bị sạt lở. Đến giờ, ước chừng sóng biển lấn vào khoảng 50 mét khiến diện tích rừng dương bị thu hẹp dần. “Tôi và bà con địa phương thực sự rất lo lắng. Cứ cái đà xói lở này, chẳng bao lâu thì toàn bộ rừng dương sẽ biến mất “, ông Trúc nói. Ảnh: Thanh Chung Ông Trúc và người dân địa phương đang lo ngại bước vào mùa mưa bão sắp tới, rừng dương sẽ bị tàn phá khủng khiếp hơn. Ảnh: Thanh Chung Những cây dương nằm la liệt ven bờ biển Cửa Đại. Ảnh: Thanh Chung Không ít cây dương lộ thiên cả bộ rễ như thế này và việc bị sóng cuốn đi chỉ còn là vấn đề thời gian. Ảnh: Thanh Chung Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An xác nhận, rừng dương đang nằm trong diện sạt lở được trồng từ cách đây 10 năm. Ảnh: Thanh Chung “Rừng dương này là khu rừng phòng hộ. Hiện tại, thành phố cũng đang chờ dự án đầu tư chống sạt lở của tỉnh để sớm chấm dứt tình trạng rừng dương bị sóng biển tàn phá như thời gian qua“, ông Hùng cho hay. Ảnh: Thanh Chung Trong khi chờ cơ quan chức năng xử lý thì rừng dương bảo vệ ven bờ Cửa Đại đang từng ngày, từng giờ bị uy hiếp. Ảnh: Thanh Chung Nguồn: Thanh Chung/Báo Pháp luật TPHCM Bài liên quan: Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức và khuyến nghị Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang TỌA ĐÀM: Nhìn lại 2021 – Những chuyển hướng chiến lược Suy thoái tài nguyên rừng trên thế giới – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Sản xuất cao su bền vững hướng tới phát thải thấp Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Chuyện ông Đô giữ rừng lim quý Đồng bằng Sông Cửu Long: Trước nguy cơ dần biến mất Làm giàu rừng khộp suy thoái bằng cây tếch ở Đắk Lắk