Thông ở Tây Nguyên bị kẻ xấu diệt bằng hóa chất

Hàng ngàn cây thông ở Tây Nguyên bị những kẻ xấu gọt vỏ, đầu độc đến chết khô nhưng cơ quan chức năng khó phát hiện.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, nhiều cánh rừng thông bị kẻ xấu đầu độc, chặt bỏ dẫn đến chết khô.

Hàng ngàn cây thông bị đóng đinh, đổ hóa chất đến chết.

Những cánh rừng bị bức tử

Ghi nhận tại huyện Đắk Song cho thấy cả một khu vực rừng thông bị chết đứng hoặc ngã đổ. Ngoài các vết chặt chém, lóc vỏ, còn có các lỗ khoan vào thân cây và nhiều cây chuyển màu như bị cháy đen

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cho biết tình trạng phá rừng, ken cây, đổ hóa chất hủy họai rừng thông, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác rừng trái phép tại khu vực rừng thông dọc quốc lộ 14 và 28 thuộc địa bàn huyện Đắk Song và Đắk G’long diễn biến phức tạp nhiều năm nay.

Nhiều khu vực rừng thông dọc quốc lộ 14 bị đầu độc dẫn tới chết khô.

Cụ thể, từ năm 2015 đến tháng 9-2019 tại Đắk Song xảy ra 128 vụ vi phạm liên quan đến rừng thông. Trong đó, phá rừng thông 78 vụ với diện tích bị phá gần 28 ha; 15 vụ khai thác trái phép rừng thông với tang vật thu giữ 15 kg nhựa và hơn 27 m3 gỗ thông. Có bảy vụ nhổ, phá rừng chưa thành rừng với diện tích hơn 2,6 ha. Đặc biệt rừng thông bị khoan lỗ, đổ hóa chất xảy ra 29 vụ với gần 2.000 cây thông.

Tương tự, tại huyện Đắk G’long, chỉ từ đầu năm đến nay, xảy ra 14 vụ phá rừng thông, khoan lỗ, đổ hóa chất làm chết 2.164 cây thông trên diện tích hơn 9,7 ha.

Chín tháng đầu năm nay, trong số 19 vụ phá rừng thông dọc quốc lộ 14 và quốc lộ 28 với hơn 3.000 cây thông bị bức tử trên diện tích khoảng 12 ha, công an đã vào cuộc điều tra, xử lý sáu vụ, khắc phục hậu quả sáu vụ và đang xử lý bảy vụ.

Thông bị “lóc thịt” và đổ hóa chất.

Khó khăn trong xử lý hiện tượng phá rừng

Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm cho thấy việc phá rừng thông (khoan lỗ, vạc vỏ, đổ, bơm hóa chất) để cây chết dần rất khó phát hiện, xử lý. Rừng thông chủ yếu kéo dài theo quốc lộ, tỉnh lộ. Nơi đây có sự thuận tiện về đi lại, buôn bán nên nhiều người bất chấp quy định pháp luật, dùng mọi thủ đoạn để phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Việc mật phục để bắt quả tang những người ken cây, đổ hóa chất, hủy hoại rừng thông rất khó khăn vì đối tượng thường hoạt động vào ban đêm và lúc rạng sáng.

Ngoài ra, cũng theo đơn vị này, việc xử lý phá hủy rừng thông cũng gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ hầu hết các vụ vi pham ken cây, đổ hóa chất hủy họai rừng thông đều không bắt được đối tượng vi phạm để xử lý. Các vụ hình sự chuyển cơ quan điều tra, tuy nhiên trong quá trình điều tra lại không làm rõ được đối tượng có hành vi đổ hóa chất để xử lý, răn đe.

Tình trạng này đã xảy ra trong thời gian dài…

Việc xác định nguyên nhân thông chết cũng gặp khó khăn do cây chết từ từ. “Hơn nữa, hành vi ken cây, khoan vào thân cây, đổ hóa chất hủy hoại thông không thuộc trường hợp phải thi hành biện pháp khắc phục hậu quả; việc ken cây, đổ hóa chất là hủy hoại rừng hay hủy hoại tài sản vẫn chưa rõ ràng” – Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cho hay.

Nói về giải pháp trước vấn nạn trên, theo đơn vị này, trước mắt là  tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kiểm lâm địa bàn ở huyện Đắk Song và Đắk G’long thường xuyên phối hợp đơn vị chủ rừng tuần tra, mật phục để bắt các đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Cùng với đó là xác minh làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành; tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý (theo thẩm quyền) hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý các cá nhân chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo vệ rừng, để xảy ra phá rừng trái pháp luật…

Hàng loạt cánh rừng bị “bức tử”

Ngoài ra, cũng theo đơn vị này, việc xử lý phá hủy rừng thông cũng gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ, hầu hết các vụ vi pham ken cây, đổ hóa chất hủy họai rừng thông đều không bắt được đối tượng vi phạm để xử lý. Các vụ hình sự chuyển cơ quan điều tra, tuy nhiên trong quá trình điều tra không phát hiện được đối tượng có hành vi đổ hóa chất để xử lý, răn đe.

Việc xác định nguyên nhân thông chết cũng gặp khó khăn do cây chết từ từ. Hơn nữa, hành vi ken cây, khoan vào thân cây, đổ hóa chất hủy hoại thông không thuộc trường hợp phải thi hành biện pháp khắc phục hậu quả; việc ken cây, đổ hóa chất là hủy hoại rừng hay hủy hoại tài sản vẫn chưa rõ ràng.


Cơ quan chức năng vẫn loay hoay vì không bắt được người đầu độc rừng
Không chỉ ở Đắk Nông, tình trạng đổ hóa chất đầu độc còn diễn ra tại Lâm Đồng.

Cụ thể, tại Tiểu khu 460 thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý Rừng phòng hộ Đam B’ri (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) đã xảy ra một vụ hạ độc rừng thông khiến hàng trăm cây thông 33 năm tuổi bị chết đứng.

Đến tháng 8-2019, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã khởi tố và bắt tạm giam sáu người về tội hủy hoại rừng. Họ gồm: Nguyễn Tấn Hùng, Huỳnh Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Pho, Trần Nguyễn Long Thành, Nguyễn Duy, Nguyễn Phước Tường (đều quê Lâm Đồng).