Theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế thế giới gần như sẽ rơi vào suy thoái với hầu hết dấu hiệu mang tính chu kỳ cho thấy hoạt động kinh doanh đang trì trệ hoặc sụt giảm.
Sự suy thoái vào cuối chu kỳ kinh tế thường khó phân biệt được với suy giảm giữa chu kỳ cho đến khi tình trạng này bắt đầu diễn ra.
Suy thoái thường gây tranh cãi khi bắt đầu xảy ra và hầu hết các chuyên gia dự báo thường “bỏ qua” như lưu lý của nhà kinh tế hàng đầu về chu kỳ kinh doanh Victor Zarnowitz.
Các nhà hoạch định chính sách thường không muốn thông báo về tình trạng suy thoái kinh tế do lo ngại tác động tiêu cực tới niềm tin tiêu dùng và niềm tin kinh doanh và khiến sự suy thoái càng nghiêm trọng hơn.
Tuy vậy, hầu hết những dấu hiệu chính, kinh tế và công nghiệp sẽ cung cấp một chỉ dẫn đáng tin cậy về chu kỳ kinh doanh khẳng định nền kinh tế đã giảm tốc đáng kể.
Các cuộc khảo sát cho thấy, hoạt động chế tạo toàn cầu, sản lượng công nghiệp, số đơn hàng mới, đầu tư kinh doanh, hoạt động xây dựng, sản lượng ô tô-xe máy và khối lượng hàng hóa vận chuyển hiện đều chững lại hoặc giảm so với một năm trước.
Các doanh nghiệp lớn trên thế giới như công ty hóa chất BASF (Đức) và nhà sản xuất thiết bị công nghiệp Caterpillar (Mỹ) có giá cổ phiếu giảm mạnh trong năm 2018.
Trong khi đó, giá dầu đã giảm hơn 22% kể từ cuối tháng 4/2019 và giảm 20% so với tháng 8/2018, cho dù Mỹ đã áp dụng “mạnh tay” các
pháp trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran và Venezuela.
Các thị trường tài chính và giá hàng hóa cho thấy khả năng cao về việc nền kinh tế thế giới đang hoặc sẽ sớm rơi vào suy thoái.
Đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã đảo chiều trong hơn 2 tháng qua, báo hiệu khả năng cao nhất về tình trạng suy thoái kể từ tháng 4/2007.
Theo ước tính, nền kinh tế thế giới đang ở giữa đợt suy giảm mạnh nhất kể năm 2015 và thậm chí là từ năm 2009.