Hiện nay, hầu hết các quốc gia không có luật hiện hành nhắm mục tiêu cụ thể vào nhựa biển, thay vào đó là rất nhiều luật và chính sách cho các nguồn nhựa khác nhau tại các điểm khác nhau trong chuỗi giá trị nhựa. Trong khi đó, một bộ luật mới có thể tăng thêm gánh nặng hành chính và phức tạp về mặt pháp lý mà không thực sự giải quyết thách thức ô nhiễm nhựa.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có vấn đề ô nhiễm nhựa, nhưng chính phủ mỗi quốc gia đã làm gì về vấn đề này? Các chuyên gia pháp lý từ Thái Lan, Việt Nam, Nam Phi, Mozambique và Kenya gần đây đã cùng thảo luận vấn đề này trong dự án Rác thải nhựa và Cộng đồng ven biển (MARPLASTICCs) của IUCN.
Các chuyên gia đã gặp nhau tại Bon (Đức) để thảo luận về các tính năng phổ biến, mô hình thành công và các lỗ hổng quan trọng, đưa ra các ý tưởng mới về khung pháp lý và các công cụ chính sách và các bước tiếp theo ở mỗi quốc gia đối tác. Đồng thời, trao đổi giải pháp để sử dụng tốt nhất các khung pháp lý và công cụ pháp lý hiện có nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa biển ở các quốc gia mục tiêu MARPLASTICC và trên toàn thế giới.
Thông qua việc mô tả cách thức hoạt động của công cụ pháp lý tại quốc gia mình và thảo luận các ví dụ về ứng dụng của nó, các chuyên gia chia sẻ về những thách thức trong việc thực hiện và cách vượt qua những trở ngại này. Chẳng hạn như, quy định của Mozambique về thu gom rác thải đô thị, cấm túi nhựa của Kenya, chiến lược định giá quốc gia của Nam Phi về Quản lý chất thải (trách nhiệm sản xuất mở rộng), các giải pháp điều chỉnh phù hợp của Thái Lan được phát triển ở cấp thành phố và tích hợp chiến lược thu gom rác thải khu vực phi chính thức .
Nhìn chung, nhóm nghiên cứu nhận thấy, mặc dù mỗi quốc gia tình hình pháp lý khác nhau, nhưng vẫn có những điểm chung. Cụ thể, hầu hết các quốc gia không có luật hiện hành nhắm mục tiêu cụ thể vào nhựa biển, mà thay vào đó là rất nhiều luật và chính sách cho các nguồn nhựa khác nhau tại các điểm khác nhau trong chuỗi giá trị nhựa. Ví dụ, có luật thủy sản giải quyết các ngư cụ bị loại bỏ và luật ô nhiễm biển cấm chất thải trên biển và xả rác trên bãi biển.
Sự đa dạng của khung quản trị ở cấp quốc gia thường dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan khác nhau có thẩm quyền đối với chất thải nhựa. Điều này dẫn đến việc thiếu các thực thể có quyền sở hữu và trách nhiệm để giải quyết ô nhiễm nhựa ở các quốc gia tương ứng.
Mặt khác, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng ở những quốc gia có cơ chế pháp lý cụ thể được thiết kế để xử lý chất thải nhựa, họ thường tập trung vào một loại nhựa (như túi nhựa) và quên các loại chất thải nhựa khác. Điển hình như lệnh cấm của Kenya đối với túi nhựa được coi là thành công, nhưng các dạng chất thải nhựa khác như chai PET vẫn không được kiểm soát ở nước này. Những biện pháp đặc biệt này chắc chắn có thể có hiệu quả đối với một số loại nhựa nhất định, nhưng cũng là trở ngại cho các phương pháp toàn diện hơn.
Khi nói đến việc quản lý chất thải nhựa, đặc biệt là việc thu gom và quản lý chất thải, chính quyền địa phương thường đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, chính quyền các thành phố thường thiếu khả năng điều chỉnh hiệu quả ô nhiễm nhựa hoặc cơ quan thực thi pháp luật. Trong trường hợp của Việt Nam, chính quyền địa phương có trách nhiệm phân loại chất thải, nhưng chỉ các cơ quan cấp cao hơn mới có thể áp dụng mức phạt cao cho việc quản lý chất thải nhựa.
Luật pháp tập trung vào một loại nhựa tồn tại ở Thái Lan, Việt Nam, Nam Phi, Mozambique và Kenya, và có thể là hầu hết các quốc gia khác đã đặt ra câu hỏi “Liệu khung chính sách nhựa toàn diện cấp quốc gia có thể giúp kết nối các công cụ hiện có hay không?”. Tuy nhiên, một bộ luật mới có thể tăng thêm gánh nặng hành chính và sự phức tạp về mặt pháp lý ở các quốc gia mà không thực sự giải quyết thách thức ô nhiễm nhựa.
Do vậy, các cuộc thảo luận giữa nhóm các chuyên gia pháp lý làm việc với IUCN trong dự án MARPLASTICCs sẽ tiếp tục trong những tháng tới để đưa vào các báo cáo phân tích chính trị, pháp lý và kế hoạch hành động để hướng dẫn mỗi quốc gia về các hành động pháp lý phù hợp nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa.
Ô nhiễm nhựa đã trở thành một vấn đề toàn cầu đe dọa môi trường, sức khỏe và nền kinh tế của chúng ta. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thông qua dự án Rác thải nhựa và Cộng đồng ven biển (MARPLASTICCs), được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida), IUCN đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ, các ngành công nghiệp và xã hội ở Châu Phi và Châu Á để giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm nhựa.