Ấn Độ lên kế hoạch bổ sung 500 gigawatt (GW) năng lượng tái tạo vào lưới điện vào năm 2030 nhằm làm sạch không khí trong các thành phố của đất nước và giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng vào than.
“Vào năm 2030, Ấn Độ sẽ lắp đặt 500 GW công suất năng lượng tái tạo”, ông Anand Kumar, quan chức cấp cao của Bộ năng lượng tái tạo Ấn Độ cho biết.
“Ấn Độ đặt mục tiêu năng lượng tái tạo đạt 175 GW công suất lắp đặt vào năm 2022, không gồm thủy điện quy mô lớn và 225 GW bao gồm thủy điện quy mô lớn”, ông Kumar cho biết thêm.
Ấn Độ, nước phát thải khí nhà kính lớn thứ 3 thế giới đã cam kết cắt giảm khí thải và sử dụng năng lượng sạch chiếm ít nhất 40% công suất lắp đặt vào năm 2030, tăng từ 21,4% hiện nay, đồng thời tìm cách kiểm soát việc sử dụng năng lượng quá nhiều khi dân số tăng lên.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thay đổi các quy tắc cho việc cấp các dự án năng lượng tái tạo trong năm 2017, dẫn đến cạnh tranh cao hơn, giá thấp hơn và chấp nhận năng lượng tái tạo nhiều hơn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nghiên cứu lo ngại về việc Ấn Độ có thể đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng của nước này.
Chính quyền Modi đang cạnh tranh để cải thiện điện khí hóa trong khu vực nông thôn nghèo ở Ấn Độ và các đô thị lớn cũng đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
Phát biểu trước quốc hội vào đầu tuần này, Bộ trưởng đặc trách ngành than đá của Ấn Độ, ông Pralhad Joshi cho biết: “Nhu cầu than hàng năm của Ấn Độ tăng 9,1% lên 991,35 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 3/2019”. Lệnh cấm sử dụng than cốc dầu mỏ, loại than thay thế bẩn hơn than đá, ở một số vùng của đất nước đã dẫn đến nhập khẩu than gia tăng.