Thế giới đang đối mặt với “nạn phân biệt chủng tộc” về khí hậu, tức là người giàu có khả năng thích ứng với tình trạng ấm lên toàn cầu tốt hơn, còn người nghèo hứng chịu tác động tồi tệ nhất.
Thế giới đang phải đối mặt với “nạn phân biệt chủng tộc” về khí hậu, tức là người giàu có khả năng thích ứng với tình trạng ấm lên toàn cầu tốt hơn trong khi người nghèo hứng chịu tác động tồi tệ nhất từ tình trạng này.
Trong một báo cáo mới công bố ngày 24/6, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về nhân quyền và nghèo đói cùng cực, Philip Alston, cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu đe dọa đẩy lùi tiến bộ của thế giới trong 50 năm qua trong việc xóa đói giảm nghèo.
Báo cáo viện dẫn nghiên cứu trước đó về biến đổi khí hậu cho biết biến đổi khí hậu có thể đẩy 140 triệu người ở các nước đang phát triển vào cành vô gia cư từ nay đến năm 2050.
Theo chuyên gia Liên hợp quốc, thật trớ trêu, những người nghèo vốn chỉ chịu trách nhiệm về một phần nhỏ lượng khí phát thải lại phải hứng chịu gánh nặng từ biến đổi khí hậu và ít có khả năng bảo vệ chính mình trước tình trạng này.
Ông Alston cảnh báo viễn cảnh “phân biệt chủng tộc” về khí hậu, nơi người giàu có khả năng trốn tránh sự ấm lên toàn cầu, đói nghèo và xung đột trong khi những người khác bị bỏ lại phía sau và phải chịu đựng tất cả.
Ông cũng lưu ý rằng bất chấp cảnh báo về mối đe dọa về biến đổi khí hậu, vấn đề này chưa thu hút sự chú ý và nằm ngoài lề mối quan tâm của cộng đồng xã hội.
Trong khi đó, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc chưa dành đủ nguồn lực và quan tâm đến sự bất bình đẳng này.
Dự kiến, báo cáo trên sẽ được trình lên Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tuần tới.