Nếu như trước đây, phải mất 20 năm mới sản xuất ra được 1 TW năng lượng tái tạo, thì bây giờ chỉ cần 5 năm. Đó là nhờ công nghệ năng lượng tái tạo đang phát triển rất mạnh với tốc đô nhanh chóng.
Đáng chú ý, nhu cầu đầu tư trên toàn thế giới từ nay đến năm 2050 về phát điện, thế giới sẽ cần có trên 11 nghìn tỷ USD, trong đó, hơn một nửa sẽ đầu tư vào khu vực châu Á. Đây được xem là trung tâm nhu cầu điện năng bao gồm cả hoạt động đầu tư dự án điện và công nghệ sẽ chủ yếu được thực hiện bởi khu vực này. Ngoài ra, khu vực ASEAN cũng sẽ cần đến khoảng 500 tỷ USD cho hệ thống phát điện.
Nếu chia châu Á ra thành các khu vực, quốc gia nhỏ hơn thì có thể thấy, Trung Quốc có nhu cầu điện năng lớn bậc nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dù nhu cầu điện không tăng trưởng nhanh như 10 năm trước, tuy nhiên nhu cầu điện năng vẫn trên đà tăng trưởng. Trung Quốc là quốc gia cần nguồn vốn đầu tư nhiều nhất.
Theo sau Trung Quốc là Ấn Độ – một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu này, Ấn Độ cần đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống điện này.
Nếu phát triển hệ thống điện “đặt” yếu tố kinh tế lên hàng đầu thi hoạt động sản xuất điện với chi phí thấp nhất là hoạt động đầu tư của khu vực ASEAN dành cho nguồn năng lượng tái tạo.
Hiện nay, điện gió trên bờ đã đạt công suất khoảng 40-50GW lắp đặt, đến năm 2020 con số này có thể đạt 65-70GW, đến năm 2020, công suất điện gió sẽ đạt 70GW/năm. Ngoài ra, tầm nhìn đến năm 2025-2050, công suất điện gió trên bờ sẽ đạt con số 80GW.
Về mặt chuyển đổi, các nhà đầu tư, công ty phát điện, đang hỗ trợ giá FIT và các Chính phủ đã đưa ra cơ chế giá, trong đó có thể kể đến như cơ chế giá Fit. Bên cạnh đó là việc kết hợp đấu thầu điện cạnh tranh, cùng với các cơ chế trợ giá khác và hỗ trợ khác, có thể kể đến như hỗ trợ thuế. Tuy nhiên, trong tương lai, nguồn điện năng lượng gió, mặt trời này có thể tự đủ rẻ và không cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Đây cũng sẽ là thời điểm “đỉnh cao” của năng lượng gió, mặt trời.
Về yếu tố thị trường, các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn toàn có thể chủ động đầu tư mà không cần trông đợi vào sự hỗ trợ giá từ Chính phủ, nhờ hợp đồng mua bán điện. Đây là con đường mới khuyến khích năng lượng tái tạo ra thị trường. Ví dụ, các hợp đồng mua bán điện bán cho các tập đoàn công nghệ.
Theo đó, 4 yếu tố làm giảm giá thành của hệ thống phát điện năng lượng gió, mặt trời lần lượt là: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành bảo dưỡng, nâng cao hiệu suất các dự án, chi phí tài chính giảm đi hoặc đang đi ngang trong 12 tháng trở lại đây.
Dự báo của Tập đoàn Tài chính Năng lượng mới Bloomberg, đến năm 2050, điện than sẽ giảm đi rất nhiều, điện mặt trời, gió sẽ tăng mạnh, do chi phí đầu tư hệ thống điện giảm. Nhờ ứng dụng công nghệ như blockchain, AI… vào hệ thống điện năng tái tạo.
Theo đó, thị phần năng lượng mặt trời, gió cần có công nghệ để cân bằng hệ thống, có thể sử dụng kết hợp các loại cong nghệ với nhau, đặc biệt là thị trường trong nước, việc kết hợp này đó là đảm bảo cầu, công nghệ tích trữ năng lượng, các loại ác quy, thuỷ điện tích năng, lưới điện kết nối toàn khu vực.
Ashish Sethia – Giám đốc phân tích và cố vấn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Tập đoàn Tài chính Năng lượng mới Bloomberg