Những ý tưởng lớn góp phần thay đổi môi trường

Một ngôi nhà nhỏ, chi phí thấp, cung cấp mọi thứ; một chiếc thuyền làm bằng nhựa tái chế và dép xỏ ngón; polyester làm từ chai tái chế; công cụ dựa trên không gian giúp theo dõi việc sử dụng đất trên bề mặt trái đất….

Đó là những ý tưởng hấp dẫn giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

1. Nhà “siêu nhỏ” – Giải pháp “sống xanh”

Một ngôi nhà nhỏ bền vững được trưng bày tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ

Chúng nhỏ bé, có điểm tựa tự do và có thể “cách mạng hóa” cách chúng ta nghĩ về nhà ở trên khắp thế giới, khi vật liệu xây dựng đang khan hiếm hơn.

Chỉ rộng khoảng 22 m2, một ngôi nhà nhỏ bé bao gồm một phòng có gác xép hoặc giường kéo, nhà kho ẩn, nhà bếp và phòng tắm nhưng có thể khiến mọi người nghĩ đến một ngôi nhà tươm tất, giá cả phải chăng, hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên và chống lại cuộc chiến biến đổi khí hậu có tính hủy diệt.

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) phối hợp với Trung tâm Yale về Hệ sinh thái trong Kiến trúc ở Mỹ và Chương trình Nhân cư Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat) tạo ra thiết kế trên.

2. Thuyền làm bằng nhựa tái chế và dép xỏ ngón

FlipFlopi dhow, một chiếc thuyền buồm truyền thống dài 9m được làm từ 10 tấn nhựa bỏ đi là chiếc thuyền đầu tiên khởi động chuyến thám hiểm thế giới vào ngày 24/1/2018

Sau khi hoàn thành hành trình lịch sử 500 km từ đảo Lamu của Kenya đến đảo Zanzibar của Tanzania, chiếc thuyền buồm truyền thống đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn từ nhựa tái chế với tên gọi Flipflopi, đã được tạo ra để nâng cao nhận thức, giúp con người vượt qua một trong những thách thức môi trường lớn nhất thế giới: ô nhiễm nhựa.

Flipflopi là dự án chung của UNEP và nhà điều hành du lịch Kenya Ben Morison, được triển khai từ năm 2016. Thợ thủ công bậc thầy Ali Skanda ở đảo Lamu cùng một nhóm tình nguyện viên đã thiết kế, hoàn thiện Flipflopi với chiều dài 9m theo phong cách Arab và sử dụng 10.000 tấn nhựa tái chế.

Tên của chiếc thuyền được lấy cảm hứng từ 30.000 đôi dép xỏ ngón được tái sử dụng để trang trí, tạo cho thân tàu những gam màu rực rỡ.

3. Polyester làm từ chai tái chế: Giải pháp bền vững cho ngành thời trang

Các người mẫu tại sự kiện “Thời trang và Bền vững” do Liên hợp quốc tổ chức

Phải mất khoảng 7.500 lít nước để tạo ra một chiếc quần jean, tương đương với lượng nước mà một người bình thường uống trong khoảng thời gian 7 năm. Điều đó chỉ là một trong nhiều sự thật đáng kinh ngạc từ nghiên cứu môi trường gần đây cho thấy chi phí để duy trì thời trang không chỉ là giá cả.

Mặc dù số liệu thống kê không khả quan nhưng các nhà sản xuất và người tiêu dùng thời trang đang ngày càng thức tỉnh với ý tưởng rằng ngành công nghiệp cần phải thay đổi.

Một số công ty, trong đó có các nhà bán lẻ khối lượng lớn đang tích hợp các nguyên tắc bền vững vào chiến lược kinh doanh của họ.

Điển hình trong số đó là chuỗi bán lẻ thời trang toàn cầu H&M với chương trình thu gom hàng may mặc; nhà sản xuất quần jean Guess tham gia vào chương trình tái chế tủ quần áo; và công ty thời trang thể thao/dã ngoại Patagonia, nơi sản xuất áo khoác sử dụng polyester từ chai tái chế.

4. Thu thập dữ liệu cập nhật về môi trường

Công cụ dựa trên không gian của Liên Hợp Quốc mở ra những chân trời mới để theo dõi việc sử dụng đất trên bề mặt Trái đất

Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy một vùng phù sa rộng lớn đang nở rộ trên khung cảnh giữa dãy núi Kunlun và Altun tạo thành biên giới phía Nam của sa mạc Taklamakan ở Trung Quốc.

Theo Tổ chức Lương thực Liên hợp quốc (FAO), theo dõi dựa trên vệ tinh để lập biểu đồ về cách sử dụng đất trên bề mặt Trái đất sẽ dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn. Sáng kiến này được xây dựng từ FAO cùng với sự phối hợp đắc lực từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Hệ thống có tên gọi là “Thu thập Trái đất Trực tuyến” dựa trên web, không tính phí và mở cho tất cả các nền đất. Với dữ liệu vệ tinh, nó cho phép người dùng kiểm tra hệ thống của bất kỳ vị trí nào trên hành tinh, từ sông băng đến rừng mưa nhiệt đới.

“Sự cải tiến này cho phép thu thập dữ liệu cập nhật về môi trường của chúng ta và những thay đổi theo cách có hiệu quả và có sự tham gia hơn, sử dụng các chuyên gia địa phương am hiểu về cảnh quan và hệ sinh thái cơ bản”, Mette Wilki, người đứng đầu Chính sách và Tài nguyên của Phòng Lâm nghiệp của FAO giải thích.

Nguồn: