Google Doodle kỷ niệm Ngày Trái đất 22.4.2019 bằng những hình ảnh tuyệt đẹp về Mẹ Thiên nhiên.
Google Doodle ngày 22.4 là đoạn hoạt hình về 6 sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng ở các độ cao khác nhau của trái đất, trong đó một số mới chỉ được con người phát hiện mới đây. Doodle cũng bao gồm những sự thật thú vị về các sinh vật và mang đến cho những người tò mò cơ hội tìm hiểu thêm về chúng.
Các sinh vật được mô tả trong Google Doodle hôm nay gồm có hải âu mày đen (Wandering Albatross) – có sải cánh lớn nhất trong số các loài chim còn tồn tại; Coastal Redwood – loài cây cao nhất thế giới; Paedophryne amauensis – loài ếch và là loài động vật có xương sống nhỏ nhất được biến đến; Amazon Water Lily – một trong những loài thực vật thuỷ sinh lớn nhất thế giới; Coelacanth – một loài cá quý hiếm 107 triệu năm tuổi và là một trong những loài sống lâu đời nhất thế giới; và Deep Cave Springtail – một loài côn trùng không có mắt và là một trong những loài sinh vật sống trên cạn sâu nhất thế giới.
Google cũng chia sẻ một số câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về động vật hoang dã.
Ngày Trái đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái đất. Ngày Trái đất được Thượng nghị sĩ Mỹ Gaylord Nelson tài trợ, như một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào 22.4.1970.
Trong khi Ngày Trái đất đầu tiên chỉ được chú ý tại Mỹ, một tổ chức được thành lập bởi Denis Hayes, nguyên là điều phối viên toàn quốc năm 1970, đưa nó lên tầm quốc tế vào năm 1990 và tổ chức các sự kiện ở 141 quốc gia và vùng lãnh thổ; Ngày Trái đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái đất (Earth Day Network) và được tổ chức hàng năm tại hơn 192 nước và vùng lãnh thổ.
Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường.
Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 22.4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất (International Mother Earth Day).