Hiện tượng lạ kích hoạt kỷ băng hà trên trái đất

Hai nghiên cứu mới cho thấy trái đất có thể đối diện với những thay đổi lớn và toàn diện trong tương lai gần do sự thay đổi khó lường của khí hậu.

Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Jesse Farmer, đến từ Đại học Princeton (Mỹ), đã phân tích lớp trầm tích dưới đáy đại dương và phát hiện một hiện tượng xảy ra vào 950.000 về trước, đẩy trái đất vào thời kỳ đóng băng sâu do kích hoạt một loạt các kỷ băng hà nối tiếp.

Khi đó, một hệ thống dòng chảy quan trọng ở Đại Tây Dương mang tên AMOC (hệ thống lưu thông đảo ngược Đại Tây Dương) đã bị chậm lại. AMOC vận chuyển nước ấm, mặn từ gần xích đạo đến khu vực Bắc Âu. Nước lạnh hơn từ Bắc Cực làm cho số nước này trở nên đặc hơn và chìm xuống vực thẳm, mang theo một lượng lớn carbon hấp thụ từ khí quyển.

Cách thức AMOC vận hành thời gian gần đây y hệt cách nó đã hoạt động và đẩy trái đất vào một loạt kỷ băng hà gần 1 triệu năm về trước

Nước sâu này sau đó quay lại tái hợp với vùng biển phía nam ấm áp và giải phóng khí nhà kính.

Cho dù nhiều khí nhà kính sẽ gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu nhưng với việc AMOC chậm lại, một lượng khổng lồ carbon sẽ bị khóa kín dưới đáy đại dương, chậm tái hợp với khu vực phía Nam. Sự hạ thấp đột ngột của lượng carbon trong không khí làm mát hành tinh. Sự làm mát này không hề là tin vui bởi nó có thể dẫn đến kỷ băng hà đột ngột, điều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người và các sinh vật trên trái đất.

Điều đáng chú ý là AMOC hiện đang chậm lại y như 1 triệu năm về trước!

Trong khi đó, một nghiên cứu khác vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology and Evolution thì cảnh báo trái đất đang ở giữa đại tuyệt chủng lần thứ 6 và phải mất ít nhất 10 triệu năm để hệ sinh thái phục hồi lại sự đa dạng như trước đây. Biến đổi khí hậu nhân tạo đang làm suy giảm các hệ sinh thái và đang quét sạch các loài với tốc độ của một cơn tuyệt chủng hàng loạt.

Tiến sĩ Christopher Lower – đến từ Đại học Texas (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu – cho biết họ đã sử dụng phần còn lại của sinh vật phù du được gọi là foraminifera để đo lường sự thay đổi về số lượng và sự đa dạng của loài theo thời gian.

Họ tính được rằng vụ tấn công của thiên thạch giết chết loài khủng long, trái đất đã mất 10 triệu năm để phục hồi. Các quá trình tương tự, với thời gian tương tự sẽ hoạt động trong tất cả các trường hợp đại tuyệt chủng khác.

Trong khi mất hàng triệu năm để phục hồi đa dạng sinh học, các loài sinh vật trái đất đang biến mất với tốc độ nhanh đáng sợ. Trước đó, một nghiên cứu từ University College London (thuộc Đại học London, Anh) cho thấy chỉ trong vòng 500 năm trở lại đây, 935 loài đã hoàn toàn “bốc hơi” khỏi trái đất, trong đó con người phải chịu trách nhiệm một phần lớn.

Nguồn: