Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm, con người trên khắp hành tinh thải ra môi trường một khối lượng nhựa đủ để cuốn quanh Trái Đất 4 lần.
Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm, con người trên khắp hành tinh thải ra môi trường một khối lượng nhựa đủ để cuốn quanh Trái Đất 4 lần khi có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới.
Phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp và rất ít trong số chúng được tái chế Ước tính, với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050.
Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ ăn, cốc nước, ống hút…) trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng do khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường đất và nước, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sinh thái.
Còn khi đốt, chất thải nhựa sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.