Nghiên cứu thực địa tại Ninh Thuận vào năm 2018 cho thấy trẻ em luôn là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ biến đổi khí hậu, ví dụ như tác động của hạn hán khiến trẻ em có sức khỏe kém do nóng nực, bụi bẩn ô nhiễm đường hô hấp; vệ sinh an toàn thực phẩm kém dẫn đến các bệnh tiêu hóa đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi…
Xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội (BTXH) có khả năng ứng phó với các cú sốc lấy trẻ em làm trọng tâm ở Việt Nam là một trong những nội dung được trình bày tại hội thảo “Chia sẻ kết quả nghiên cứu hệ thống trợ giúp xã hội ứng phó với các rủi ro, cú sốc của trẻ em và gia đình” do Cục Bảo trợ, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 13/3.
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng của vô số thảm họa tự nhiên, theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ còn làm tăng tần suất và cường độ các thảm họa này.
Trong bối cảnh đó, trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương trong các tình huống khẩn cấp nhất bởi hạn chế về thể chất, tâm lý, khả năng tiếp cận dịch vụ, sự phụ thuộc vào người lớn… Từ đó có thể thấy hoạt động bảo trợ xã hội ứng phó với các cú sốc lấy trẻ em làm trọng tâm ở Việt Nam là rất cần thiết.
Nghiên cứu thực địa tại Ninh Thuận vào năm 2018 cho thấy trẻ em luôn là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ biến đổi khí hậu, ví dụ như tác động của hạn hán khiến trẻ em có sức khỏe kém do nóng nực, bụi bẩn ô nhiễm đường hô hấp; vệ sinh an toàn thực phẩm kém dẫn đến các bệnh tiêu hóa đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi; hạn hán khiến cha mẹ bỏ đi làm xa để kiếm sống khiến trẻ em không được quan tâm đầy đủ khi ở lại với ông bà dẫn đến tai nạn thương tích như đuối nước, bị bỏ đói…
Từ những thực tế này, các đại biểu tham dự hội thảo đã bàn đến các vấn đề cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội tại địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý đến các khía cạnh tăng cường nguồn lực tài chính; nâng cao nhận thức cộng đồng và đa dạng các hình thức hỗ trợ sau thiên tai đáp ứng nhu cầu của người dân và trẻ em…