LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp ứng phó biến đổi khí hậu

Liên Hợp Quốc hôm qua đã đưa ra lời kêu gọi hành động khẩn cấp ứng phó với biến đổi khí hậu để giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Rác thải nhựa ra biển trở thành vấn đề cấp bách với môi trường

Theo báo cáo Tổng quan Môi trường toàn cầu (GEO-6) lần thứ sáu, tình hình hiện nay cần phải có hành động khẩn cấp bởi bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc gia tăng các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đều làm tăng chi phí đạt được các mục tiêu của SDG và Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu.

“Hiện tại thế giới không đi đúng hướng để đáp ứng SDGs vào năm 2020 hoặc 2050”, báo cáo đưa ra hôm qua bên lề phiên họp thứ tư đang diễn ra của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) tại Nairobi, Kenya chỉ rõ.

Báo cáo cho biết, đầu tư xanh chiếm 2% GDP của các quốc gia sẽ mang lại tốc độ tăng trưởng dài hạn cao như dự kiến hiện nay nhưng sẽ giúp giảm tác động hơn từ tình trạng biến đổi khí hậu, khan hiếm nước và mất hệ sinh thái.

Báo cáo là công trình của 250 nhà khoa học hoàn thiện trong năm năm chỉ rõ, một thế giới có khoa học, công nghệ và tài chính cần phải tiến tới một con đường phát triển bền vững hơn, mặc dù vẫn thiếu sự hỗ trợ cần thiết.

Paul Ekins, đồng tác giả của báo cáo cho biết: “Thật không may là chúng ta có những gì cần thiết để quản lý biến đổi khí hậu, nhưng công chúng, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh vẫn đang bám vào các mô hình sản xuất và phát triển lỗi thời”.

Ekins nói rằng toàn cầu hiện nay đòi hỏi một cách tiếp cận từ dưới lên, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân để dẫn tới sự chuyển đổi.

“Biến đổi khí hậu và tình trạng suy thoái môi trường đòi hỏi phải có sự chuyển đổi về tầm nhìn, xã hội và chính sách”, ông Ekins nói thêm.

Báo cáo cũng khuyến nghị áp dụng chế độ ăn ít thịt, và giảm chất thải thực phẩm ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Theo đó, hiện tại trên thế giới, 33% thực phẩm bị lãng phí và 56% chất thải xảy ra ở các nước công nghiệp.

“Chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề khử cacbon, tách và giải độc, phòng ngừa và quản lý rủi ro và thảm họa”, ông Ekins nhấn mạnh.

Joyeeta Gupta, đồng chủ tịch báo cáo GEO-6 của Ủy ban Môi trường LHQ, kêu gọi các can thiệp chính sách để giải quyết toàn bộ hệ thống – như năng lượng, thực phẩm và chất thải thay vì các vấn đề riêng lẻ, như ô nhiễm nước.

Bà cũng kêu gọi hành động để kiềm chế dòng chảy của 8 triệu tấn ô nhiễm chất thải nhựa đi vào đại dương mỗi năm.

Bà Joyeeta nói: “Trong khi vấn đề đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng trong những năm gần đây, vẫn không có thỏa thuận toàn cầu để giải quyết vấn đề xả rác trên biển”.

Nguồn: