Theo Scientific Reports, cơ quan đặc biệt trên đỉnh đầu loài đà điểu đầu mèo Úc (cassowary) mà các nhà động vật học gọi là “mũ bảo hiểm” có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ bằng cách thải nhiệt dư thừa khi trời nóng và hạn chế tổn thất nhiệt độ khi trời lạnh.
Đà điều đầu mèo Úc – họ hàng gần nhất của emu Úc, hiện sống trên đảo New Guinea và ở một số vùng của bờ biển phía Đông Bắc Úc. Trong số đó, các nhà khoa học phân biệt 3 loài Casuarius casuarius, Casuarius bennetti và Casuarius unappendiculatus.
Cơ quan đặc biệt phát triển trên chỏm đầu mà các nhà điểu học gọi là “mũ bảo hiểm”, không chỉ có ở loài đà điều đầu mèo Úc, mà còn ở 2 loài khác. Mũ có thành phần là một chất sừng xốp.
Ròng rã 200 năm nay, các nhà động vật học đã tranh luận nhằm lý giải tại sao chiếc “mũ bảo hiểm” này lại cần thiết cho loài đà điểu đầu mèo Úc. Các ý kiến khác nhau đã được đưa ra, ví dụ, những con chim này dùng cơ quan đó để gạt cành cây bụi khi chúng chạy qua một khu rừng nhiệt đới hoặc chúng cào những chiếc lá rơi bằng mũ để tìm kiếm thức ăn. Thậm chí có người cho rằng chiếc mũ đóng vai trò là một bộ cộng hưởng sóng âm hoặc là vũ khí trong các trận chiến giành bạn tình giữa các con đực.
Nhà nghiên cứu Danielle Eastick thuộc Đại học La Trobe ở Melbourne và các đồng nghiệp đã quan sát 20 con đà điểu đầu mèo Úc được nuôi nhốt trong các sở thú khác nhau ở Úc bằng cách sử dụng thiết bị tìm nhiệt. Các hình ảnh cho thấy, mũ trên đầu đà điểu đầu mèo Úc tỏa nhiệt tối thiểu khi nhiệt độ không khí chỉ 5°C và sự giải phóng nhiệt tối đa khi nhiệt ở 36°C.
Như vây, “mũ bảo hiểm” phục vụ cho chim để tỏa nhiệt dư thừa hoặc tiết kiệm nhiệt, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Danielle Eastick giải thích rằng, “loài chim này phải đối mặt với các vấn đề về nhiệt độ vì kích thước cơ thể lớn (chiều cao của đà điểu lên tới 1,6 m), bộ lông sẫm màu và cuộc sống ở vùng nhiệt đới của châu Đại Dương. Giống như chó lè lưỡi trong thời tiết nóng hoặc sau khi gắng sức, đà điều đầu mèo Úc giải phóng nhiệt từ “mũ bảo hiểm” để sống sót. Nhiệt độ môi trường càng cao, nhiệt lượng tỏa ra càng nhiều”.
Các tác giả của công trình nghiên cứu tin rằng một số loài khủng long kỷ nguyên Mesozoi, trên đầu cũng có một cơ quan tương tự như chiếc “mũ bảo hiểm” trên và có thể khủng long cũng từng sử dụng cho mục đích tương tự như loài đà điều đầu mèo Úc.