Theo nghiên cứu mới đây từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) do biến đổi khí hậu, bề mặt đại dương sẽ đổi màu vào cuối thế kỷ 21, làm cho “hành tinh xanh” của chúng ta sẽ thay đổi rõ rệt.
Khám phá mới này cho thấy sự thay đổi khí hậu đã làm xáo trộn đáng kể đến những loài sinh vật biển nhỏ trong các đại dương trên thế giới, chính điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi màu sắc của Trái đất nhìn từ không gian.
Ngoài ra, một nhà khoa học nghiên cứu chính tại MIT cũng cho rằng sự khác biệt về màu sắc của 50% đại dương vào cuối thế kỷ 21 có thể có khả năng “khá nghiêm trọng”.
Các loài sinh vật phù du (sinh vật biển rất nhỏ) khác nhau hấp thụ vả phản xạ ánh sáng. Nếu biến đổi khí hậu làm thay đổi một cộng đồng sinh vật phù du thành một cộng đồng khác, điều đó cũng sẽ thay đổi chuỗi thức ăn mà chúng hỗ trợ.
Nghiên cứu cũng đề cập rằng các khu vực màu xanh dương, chẳng hạn như cận nhiệt đới, sẽ chuyển sang màu tối hơn. Điều này là do biến đổi khí hậu khiến ít sinh vật phù du có thể sống được ở đây hơn và khiến số lượng sinh vật biển suy giảm theo.
Trong khi đó, một số vùng biển gần các cực hiện đã chuyển sang màu xanh lá sẽ trở nên xanh mạnh hơn trong những năm tới do nước biển ấm hơn khiến số loại sinh vật phù du đa dạng hơn.
Như vậy, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi cấu trúc của những cộng đồng sinh vật phù du và việc số lượng loài sinh vật phù du gia tăng cũng khiến màu sắc của đại dương bị thay đổi chuyển sang màu xanh lá.
Thông thường các đại dương hiện bao phủ bởi một màu xanh dương vì các phân tử nước hấp thụ gần như toàn bộ quang phổ ánh sáng Mặt trời, ngoại trừ màu xanh dương. Nhưng với bất kỳ sinh vật nào trong đại dương, chẳng hạn như sinh vật phù du có khả năng làm giảm mức hấp thụ quang phổ màu xanh lá thì ánh sáng màu xanh lá sẽ phản chiếu lại nhiều hơn.