Gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường của Trung Quốc đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tại các thành phố công nghiệp. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều đáng lo ngại nhất. Việc phát triển và sử dụng than làm nhiên liệu còn khiến tuổi thọ người dân giảm mạnh trong những năm gần đây.
Chết sớm vì ô nhiễm
Hàng chục năm nay Trung Quốc đã chấp nhận ô nhiễm môi trường là cái giá tất yếu phải trả để đổi lấy sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế vốn giúp nâng cao nguồn thu nhập cho hàng trăm triệu người dân. Tuy đã có được những thành tựu đáng nể trong lĩnh vực kinh tế, thế nhưng cái giá mà ô nhiễm gây ra dường như là quá đắt.
Ngày 5/12/2018, trong một kết quả nghiên cứu của một tạp chí khoa học nổi tiếng của Mỹ vừa công bố, trong hàng chục năm gần đây, tuổi thọ bình quân của người dân phía nam Trung Quốc ít nhất đã tăng lên 5 năm so với những người ở phía bắc Trung Quốc.
Nguyên nhân mà tờ tạp chí này công bố được cho là do người phương bắc sử dụng than một cách rộng rãi, gây ra ảnh hưởng có tính hủy diệt đối với sức khỏe của người dân.
Đây chính là kết quả nghiên cứu của tạp chí thuộc Viện khoa học khoa học quốc gia Mỹ (The Proceedings of the National Academy of Sciences). Kết quả này là công trình nghiên cứu công phu của một nhà khoa học Mỹ, một nhà khoa học Israel và hai nhà khoa học Trung Quốc được tiến hành trong nhiều năm.
Số liệu dùng để phân tích chủ yếu dựa trên con số thống kê chính thức về tình trạng ô nhiễm đối với sức khỏe của mà chính quyền Trung Quốc đã công bố từ năm 1981 đến năm 2001.
Kết quả nghiên cứu này cũng phản ánh đánh giá tương đối khách quan về cái giá khá đắt mà Trung Quốc phải trả cho môi trường vì sự phát triển nóng của mình.
Theo đó, ở phía bắc Trung Quốc, môi trường đang bị ô nhiễm một phần là do việc sử dụng nhiệt điện than để phát điện. Điều này gây ra hệ quả là chất ô nhiễm thải ra môi trường quá lớn. Trong nghiên cứu này chỉ ra rằng, do môi trường bên ngoài bị ô nhiễm đã khiến 500 triệu người Trung Quốc ở phía bắc Trung Quốc tổn thất 2,5 tỷ năm tuổi thọ.
Giáo sư về kinh tế môi trường Michael Greenstone thuộc Học viện Vật lý Công nghiệp (Massachusetts Institute of Technology) là một trong những thành viên của công trình nghiên cứu trên cho biết: “Qua nghiên cứu cho thấy một thực tế là, với các nước đang phát triển, việc đề cao thu nhập và bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như chất lượng môi trường còn khá nhiều hạn chế. Và một sự thực thực tế khác là cái giá phải trả cho sức khỏe cộng đồng lớn hơn rất nhiều so với sức tưởng tượng của chúng ta”.
Tất cả các độ tuổi đều có nguy cơ tử vong cao
Michael Greenstone cho biết thêm, kết quả nghiên cứu này còn khiến người ta cảm thấy kinh ngạc hơn, trong tất cả các độ tuổi của người dân phía bắc Trung Quốc đều xuất hiện tỷ lệ tử rất cao. Và cơ sở chủ yếu để đánh giá là dựa trên phân tích quần thể dân cư ở giữa sông Hoàng Hà và Trường Giang.
Hai con sông này đều có dòng chảy tương đồng, nhiều năm nay ở khu vực này, chính phủ Trung Quốc luôn duy trì việc đốt lò hơi bằng than để cung cấp hơi nước sưởi ấm cho mùa đông. Chính sách này đối với phía bắc có thể thấy lượng chất thải do các lò than thải là rất lớn khiến phía bắc bị ô nhiễm hơn phía nam rất nhiều.
Ông Howard Frumkin Viện trưởng Viện sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học Washington nói, điểm sáng của nghiên cứu trên là dựa trên chính sách khu biệt của Trung Quốc đối với việc sử dụng nguyên liệu than, dẫn đến thực nghiệm tự nhiên. Ông nhấn mạnh, kết quả này đối với sinh vật học là đáng tin cậy và thống nhất đối với kết quả nghiên cứu trước đó.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những chứng cứ về việc Trung Quốc phải trả giá cho tinh trạng ô nhiễm nghiêm trọng là hết sức rõ ràng và nay lại thêm một gạch đầu dòng nữa về nguyên nhân gây ra thực trạng trên.
Giáo sư Vương Lập Đức (người Trung Quốc) của phân hiệu đại học University of California, Los Angeles chuyên nghiên cứu về chính sách môi trường của Trung Quốc nói: Những nghiên cứu khác đã thể hiện sự nguy hại trong thời gian ngắn vì sử dụng rộng rãi than làm chất đốt như bệnh tật, thậm chí là sự nguy hại đối với các thai nhi.
Đồng thời, kết quả cũng thể hiện, ô nhiễm từ việc đốt than gây ảnh hưởng trong thời gian dài còn lớn hơn rất nhiều so với những gì mọi người tưởng tượng.
Ông Vương Lập Đức cho biết thêm, những kết quả nghiên cứu này có thể thúc đẩy một chính sách nghiêm khắc hơn đối với việc bảo vệ môi trường của Trung Quốc. Trước hết, các lãnh đạo Trung Quốc cần phải mở rộng phạm vi đóng cửa những trạm cung cấp nước nóng sử dụng than đốt hoặc đóng cửa sớm hơn dự kiến.
Những số liệu thống kê về sức khỏe và các nhà nghiên cứu về các số liệu này đều cho thấy, tuổi thọ ở phía bắc Trung Quốc đã giảm khoảng 5.5 tuổi dường như đều có liên quan tới bệnh tim phổi hoặc tỷ lệ tử vong tăng cao do vấn đề sức khỏe.
Cũng trong một số liệu mà chính phủ Trung Quốc đưa ra, nồng độ những hạt bụi lơ lửng ở phía bắc cao hơn ở phía nam đến 184 microgramme/m3 không khí, tức cao hơn tới 55%.
Những nghiên cứu gần đây cũng thể hiện không khí ngoài trời của Trung Quốc đem lại nhiều tổn thất cho nhân loại. Năm 2010, nghiên cứu về số lượng bệnh nhân toàn cầu công bố, những ô nhiễm kiểu này khiến 1,2 triệu người chết sớm hơn, chiếm 40% số người tử vong sớm trên toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới kết hợp với Tổng cục bảo vệ môi trường điều tra, mỗi năm Trung Quốc có 350.000 – 400.000 người chết vì ô nhiễm không khí.
Một số người muốn che giấu những báo cáo liên quan tới số người chết sớm hơn vì ô nhiễm. Theo truyền thông Trung Quốc, năm 2007, quan chức chính phủ Trung Quốc đã tiến hành cắt xén những số liệu trong báo cáo về Cái giá do ô nhiễm ở Trung Quốc.
Gần đây, rất nhiều người dân Trung Quốc đã thể hiện sự phẫn nộ cũng như thất vọng để phản đối tình trạng ô nhiễm không khí tăng lên, đặc biệt ở người dân ở phía bắc.
Vào tháng 1/2018, tình trạng vật chất lơ lửng trong không khí đã đạt đến mức kỷ lục và không có dấu hiệu cải thiện cho tới thời điểm hiện tại. Rất nhiều người nước ngoài và tầng lớp trung lưu, giàu có Trung Quốc đều rất muốn rời khỏi quốc gia này vì không muốn tiếp tục chịu đựng sự nguy hại đối với sức khỏe.
Giáo sư Michael Greenstone cho biết, ông không có cơ sở để so sánh tình trạng chênh lệch ô nhiễm từ năm 1981 đến 2001, do thời điểm phương pháp xác định hạt lơ lửng trong không khí là khác nhau. Đồng thời đối với những người có thời gian sống ít hoặc hay di chuyển tới những nơi ít ô nhiễm hơn thì mức độ ảnh hưởng với họ này ra sao vẫn chưa thể thống kê được?
Theo thống kê vào tháng 11/2018 của cơ quan khí tượng Trung Quốc, chỉ số PM2.5 (chỉ số hạt bụi siêu nhỏ trong không khí có đường kính động học ≤2,5µm) đo được tại 48 thành phố ở khu vực miền Bắc đều ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, các thành phố như An Dương, Bảo Định tình trạng ô nhiễm còn ở mức đặc biệt nghiêm trọng với chỉ số PM2.5 đạt 304 µm.
Theo các chuyên gia, điều kiện thời tiết bất lợi cộng với việc các nhà máy đi vào hoạt động là nguyên nhân gây ra đợt ô nhiễm khói bụi lần này. Trong một động thái khác, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã ban bố cảnh báo màu vàng về ô nhiễm khói bụi, đồng thời tiến hành kiểm tra các nguồn có thể gây ô nhiễm trong thành phố.