Ngày 10/1, các nhà khoa học cho biết các đại dương đang nóng lên nhanh hơn so với dự báo trước đó, lập kỷ lục nhiệt độ mới vào năm 2018 theo xu hướng gây hại cho sinh vật biển.
“Các phép đo mới do một mạng lưới quốc tế gồm 3.900 chiếc phao hỗ trợ, được triển khai trên các đại dương kể từ năm 2000 đã cho thấy sự nóng lên bắt đầu từ năm 1971 so với đánh giá biến đổi khí hậu mới nhất của Mỹ hồi năm 2013”, các nhà khoa học cho biết.
Theo các ghi chép quan sát về nhiệt độ của đại dương, sự nóng lên của đại dương đang gia tăng. Các nhà khoa học ở Trung Quốc và Mỹ đã viết trên tạp chí Khoa học về nước biển rằng mực nước biển xuống dưới 2.000 mét.
Hầu hết các nhà khoa học khí hậu cho rằng phát thải khí nhà kính nhân tạo đang làm nóng bầu khí quyển, và một phần lớn nhiệt được các đại dương hấp thụ. Đó là nguyên nhân khiến cá phải chạy trốn đến vùng nước mát.
“Sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra, và đã gây ra những hậu quả lớn. Không còn nghi ngờ gì nữa!”, các tác giả viết.
“Dữ liệu được công bố vào tuần tới sẽ cho thấy năm 2018 là năm nóng nhất trong kỷ lục của đại dương toàn cầu, vượt qua năm 2017”, tác giả chính Lijing Cheng đến từ Viện Vật lý Khí quyển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.
Ông nói với Reuters rằng các kỷ lục về sự nóng lên của đại dương đã bị phá vỡ gần như hàng năm kể từ năm 2000.
Theo ông Lijing Cheng, nhìn chung, nhiệt độ trong đại dương xuống tới 2.000 mét đã làm nhiệt độ gia tăng khoảng 0,1 độ C từ năm 1971-2010. Đánh giá của Mỹ năm 2013 ước tính tốc độ hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng không đưa ra một con số so sánh duy nhất.
Một nghiên cứu khác mới đây của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm 2018 là năm nóng thứ tư về nhiệt độ bề mặt toàn cầu, phá vỡ các kỷ lục nắng nóng từ thế kỷ 19.
Nhiệt độ đại dương ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết theo từng năm. Có thể mất hơn 1.000 năm để nhiệt độ đại dương điều chỉnh theo những thay đổi ở bề mặt.
Các nhà khoa học cho biết trong số các ảnh hưởng, sự nóng lên có thể làm giảm oxy trong các đại dương và phá hủy các rạn san hô là nơi sinh sống của các loài cá. Biển nóng lên làm tăng độ ẩm, từ đó gây ra những cơn bão mạnh hơn.
Nước biển ấm hơn cũng làm tăng mực nước biển bằng cách làm tan băng, xung quanh rìa Nam Cực và Greenland.