Các loài chim biển trên thế giới đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng trước cường độ và áp lực khai thác cá của ngành đánh bắt khiến nguồn thức ăn của chúng giảm mạnh.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học thì số lượng chim biển giảm tới 70% kể từ năm 1950. Điều này một phần là do sự hủy hoại môi trường sống và ô nhiễm nhưng nghiên cứu mới do Đại học Aberdeen chủ trì tiết lộ áp lực từ việc đánh bắt cá mới đóng vai trò lớn trong sự suy giảm này.
Các nhà khoa học đã so sánh hai khoảng thời gian – từ năm 1970 đến 1989 và từ năm 1990 đến 2010 – để đánh giá mức độ cạnh tranh của các loài chim biển đối với con mồi như cá cơm, cá thu và mực. Nhóm tiến hành ước tính mức tiêu thụ hàng năm của những con mồi này cho gần 300 loài chim biển, sau đó so sánh với sản lượng khai thác hàng năm của các tàu đánh cá có trong cơ sở dữ liệu toàn cầu của Tổ chức Sea Around Us.
Kết quả cho thấy tổng lượng cá mà chim biển tiêu thụ hàng năm giảm từ 70 đến 57 triệu tấn trong thời gian nghiên cứu trong khi sản lượng khai thác thủy sản hàng năm tăng từ 59 đến 65 triệu tấn so với cùng kỳ.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ sự suy giảm của cộng đồng chim biển trên thế giới trong giai đoạn 1970 -1989 và 1990 – 2010 và sự cạnh tranh với nghề cá vẫn tiếp tục duy trì”, tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Aurore Ponchon từ Đại học Aberdeen cho biết. “Cuộc chiến này thậm chí còn được tăng cường ở gần một nửa các đại dương”.
Đáng chú ý là ngoài sự cạnh tranh khốc liệt này, chim biển còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro khác như ô nhiễm đại dương, sự săn mồi của các loài xâm lấn chim non, sự phá hủy và thay đổi môi trường sống của chim bởi các hoạt động của con người và thay đổi môi trường do biến đổi khí hậu. Tất cả những điều này khiến chim biển trở thành loài bị đe dọa nhất nhóm.
Cũng theo Tiến sĩ Aurore Ponchon, “nghiên cứu này kêu gọi quản lý cải thiện nghề cá trên toàn thế giới để giảm bớt áp lực cạnh tranh đối với quần thể chim biển”.
“Nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì, quần thể chim biển sẽ sụp đổ”, Palomares, một trong những đồng tác giả nghiên cứu kiêm nhà khoa học và quản lý dự án Sea Around Us có trụ sở tại Đại học British Columbia nhấn mạnh.
“Khi chúng ta mất chim biển, chúng ta mất đi một di sản không thể thay thế – những sinh vật đã truyền cảm hứng cho mọi xã hội hàng hải kể từ buổi bình minh của loài người bằng cách thu hẹp khoảng cách bí ẩn giữa chúng ta và biển”, ông Gr Grillillet, tác giả chính của nghiên cứu lo lắng.
Không chỉ lo ngại về tác động sinh thái của việc mất loài, Grémillet cũng nhấn mạnh chúng ta nên xem xét khoảng trống văn hóa mà sự tuyệt chủng có thể tạo ra.
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Current Biology. Ngoài Đại học Aberdeen, Nghiên cứu còn có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Đại học British Columbia và Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.