Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại

Vụ rò rỉ khí độc ở Ấn Độ cách đây 34 năm đã khiến hàng trăm nghìn người chết và mức độ tàn khốc của nó ám ảnh nhân loại đến tận ngày nay.

Ngày 3/12/1984 đã trở thành định mệnh khi gần 40 tấn khí độc methyl isocyanate ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu UCIL của Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide (UCC) đặt tại ngoại ô Bhopal thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, cùng nhiều khí độc khác đã rò rỉ và nhanh chóng phát tán theo gió.

Khu nhà máy của Union Carbide sau thảm họa.

Nguyên nhân là một lượng lớn nước được đưa vào thùng chứa 610 đang chứa 42 tấn Methyl Isocyanate khiến phản ứng tỏa nhiệt xảy ra. Nhiệt độ trong thùng chứa lập tức vượt  200 °C, làm áp suất tăng quá mức chịu đựng và gây thoát khẩn cấp để giảm áp, thải khí độc ra không khí.

Các lọ hóa chất phủ bụi tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Union Carbide ở Bhopal.

Một lượng lớn các khí độc lan tỏa khắp thành phố Bhopal và gây hoảng loạn khi mọi người thức dậy với cảm giác cháy rát trong phổi. Hít phải khí độc, khoảng 4.000 người đã chết ngay lập tức. Tổng số người tử vong tăng lên khoảng 15.000 người vài năm sau đó.

Chính phủ Ấn Độ xác nhận ít nhất 500.000 người bị nhiễm độc.

Cảnh tượng kinh hoàng sau thảm họa Bhopal.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên con người, 2.000 con trâu, dê và các loại động vật khác cũng phải bỏ mạng. Chỉ trong vài ngày, lá cây úa vàng và rụng như trút.

Hàng chục năm sau đó, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal.

Theo các nhà hoạt động môi trường, đến nay vẫn còn khoảng 30.000 người phải uống nước nhiễm độc, trong khi hàng ngàn trẻ em sinh ra bị tổn thương não và dị tật. Rất nhiều người mắc chứng thiếu máu, dậy thì muộn và bệnh ngoài da.

Bhopal như một nghĩa địa.

Theo điều tra của giới chức trách, tại thời điểm đó, công nhân đang dọn vệ sinh đường ống bằng nước, do sự yếu kém về bảo trì và tình trạng rò rỉ ở các van, nước đã đi vào thùng chứa 610. Tuy nhiên, UCC lại cho rằng đó là một hành động phá hoại của nhưng công nhân “bất bình”, họ đã trực tiếp đổ nước vào bình chứa. Dù vậy, nhóm điều tra của công ty không tìm thấy bất cứ bằng chứng cụ thể nào.

Ít ngày sau thảm họa, lãnh đạo Union Carbide khi đó là Warren Anderson bị bắt giữ nhưng sớm được trả về Mỹ. Ngoài ông Anderson, Cơ quan Điều tra Trung ương Ấn Độ còn chính thức truy tố 11 bị đơn khác, gồm 8 quan chức chủ chốt người Ấn Độ của UCIL, tập đoàn Union Carbide và 2 công ty con. Cả 12 bị đơn ban đầu bị buộc tội giết người, nhưng Tòa án tối cao Ấn Độ năm 1996 đã giảm tội danh xuống thành “khinh suất gây chết người”. Đến ngày 7/6, chỉ 7 trong 8 bị đơn người Ấn Độ bị kết án vì người còn lại đã chết.

Tháng 7/2009, một tòa án tương tự ở Bhopal phát lệnh truy nã Anderson và và yêu cầu New Delhi gây sức ép với Mỹ đưa ông này trở lại Ấn Độ xét xử. Tuy nhiên, không rõ chính quyền Ấn Độ có thực hiện yêu cầu của tòa Bhopal hay không.

Thảm họ Bhopal ám ảnh nhân loại đến tận ngày nay.

Sau những gì xảy ra, tập đoàn UCC đưa ra khoản tiền tiền bảo hiểm là 350 triệu USD trong khi chính phủ Ấn Độ yêu cầu 3,3 tỷ USD. Năm 1999, hai bên đạt thỏa thuận, theo đó UCC đồng ý trả 470 triệu USD gồm tiền bảo hiểm và một khoản hỗ trợ. UCC cũng phải cung cấp tiền xây dựng một bệnh viện 500 giường bệnh để đảm bảo chăm sóc y tế cho những người sống sót.

Nguồn: