Rừng bị đốt để phục vụ cho các đồn điền dầu cọ gần làng Teluk Meranti ở Pelalawan, tỉnh Riau của Indonesia ngày 11 tháng 11 năm 2009.
Pháp đã lên kế hoạch giải quyết nạn phá rừng trên toàn thế giới bằng cách xem xét hạn chế nhập khẩu các sản phẩm như dầu cọ, đậu nành và thịt bò do có liên quan đến việc phá hủy các khu vực rừng.
Pháp đã lên kế hoạch giải quyết nạn phá rừng trên toàn thế giới bằng cách xem xét hạn chế nhập khẩu các sản phẩm như dầu cọ, đậu nành và thịt bò do có liên quan đến việc phá hủy các khu vực rừng.
Trong một tuyên bố chung, năm bộ ngành của Pháp đã thống nhất đề xuất 17 biện pháp nhằm tạm dừng nhập khẩu vào năm 2030 các sản phẩm lâm sản hoặc nông sản có liên quan đến phá rừng hoặc gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Dầu cọ, một loại dầu thực vật được sử dụng trong bánh kẹo và các hàng hóa khác, đang gây tranh cãi vì tác động đến môi trường do phải phá rừng để trồng cọ.
Phần lớn dầu cọ của thế giới có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia, nơi nạn phá rừng đã đe dọa đến sự tồn tại của các con đười ươi.
Tuyên bố của năm bộ cho biết, từ năm 1990 đến năm 2015, diện tích rừng của thế giới đã giảm 129 triệu ha (tương đương 319 triệu mẫu Anh) – gấp tám lần diện tích rừng lục địa của Pháp.
Các Bộ cho biết: “Điều này dẫn đến sự gia tăng 11% lượng phát khí thải nhà kính và gây ra những hậu quả đáng kể trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sống tự nhiên”. Tuyên bố nói thêm: “ Các nước châu Âu chịu trách nhiệm quan trọng, vì một phần ba của nạn phá rừng này là có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của các nước thuộc Liên minh châu Âu”.
Các công ty và chính phủ – bao gồm Liên minh châu Âu – đã thực hiện nhiều cam kết để ngăn chặn nạn phá rừng trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đạt được tiến bộ như mong muốn.
Đầu tháng này, Pháp cùng với sáu quốc gia EU khác kêu gọi Ủy ban châu Âu đưa ra kế hoạch hành động vào cuối năm nay để giải quyết nạn phá rừng toàn cầu.
Các biện pháp được công bố hôm cuối tuần rồi bao gồm hỗ trợ tài chính để khuyến khích các nước đang phát triển tuân theo các tiêu chí bảo tồn rừng, khởi động nhãn tiêu chuẩn “không phá rừng ” cho người tiêu dùng vào năm 2020 và thúc đẩy Liên minh Châu Âu thông qua chính sách hạn chế nhập khẩu các sản phẩm có nguyên liệu từ việc phá rừng.
Là một phần của dự luật năng lượng tái tạo được thông qua vào giữa tháng 11/2018, EU cho biết họ sẽ loại bỏ nhiên liệu sinh học có chứa thành phần từ việc phá rừng vào năm 2030.
Vào tháng 5/2018, Pháp đã cho phép sử dụng một cách hạn chế dầu cọ tại nhà máy lọc nhiên liệu sinh học La Mede của Total.
Cựu bộ trưởng môi trường Nicolas Hulot cho biết ngay sau nhiệm kỳ năm ngoái, việc sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu sinh học ở Pháp đã bị hạn chế nhằm góp phần giảm nạn phá rừng ở các nước xuất khẩu dầu cọ, nhưng lại gây ra làn sóng phản đối kịch liệt từ Indonesia và Malaysia. Tuy nhiêm, chính phủ Pháp cũng chưa có biện pháp cụ thể nào để giải quyết.