Trong khi rừng tự nhiên đang bị phá thì diện tích rừng trồng thời gian qua dù có tăng nhưng chất lượng gỗ rừng vẫn còn thấp (theo kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017).
Tội ác dưới những tán rừng xanh…
Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng để…phá
Vì sao lâm tặc dễ dàng xâm hại rừng tự nhiên, “xẻ thịt” cây cổ thụ
Thủy điện phá sơn lâm: Biến rừng cổ thụ thành nghĩa địa
Giao khoán rừng và những hiệu quả ngược
Nhìn lại những vụ “thảm sát đại ngàn” sau lệnh “đóng cửa rừng”
Mất rừng: Rối từ cơ chế rối đi
“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt…”
“Vương quốc Pơ mu cổ thụ” Tây Giang: Báu vật được gìn giữ
Trám ‘”lỗ hổng” Luật, giúp dân sống cùng rừng
Rừng trồng: Xin chớ bóc ngắn cắn dài
Đưa rừng hòa nhập dòng thác cách mạng công nghiệp lần 4
Lắng nghe tiếng rừng, chớ khai thác cây non…
Tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… hiện nay rất dễ bắt gặp hình ảnh rừng trồng cây keo, bạch đàn bị khai thác khi còn non, chưa đủ tuổi để khai thác, thân gỗ nhỏ nên chất lượng gỗ thấp.
Đặc biệt dọc tuyến đường quốc lộ 70 từ Phú Thọ đến Lào Cai, và quốc lộ 2 từ Vĩnh Phúc-Tuyên Quang-Hà Giang rất nhiều xưởng chế biến gỗ thu mua những cây gỗ chỉ to bằng bắp tay về bóc rồi ép thành những tấm để bán, những cây gỗ quá nhỏ không bóc được nghiền thành dăm gỗ đem bán cho các nhà máy giấy.
Theo các chuyên gia, thì việc khai thác gỗ như vậy là quá sớm dẫn đến khối lượng cũng như chất lượng gỗ kém hơn nhiều so với gỗ rừng được khai thác khi đủ độ tuổi và kích thước. Nhưng thực tế là người dân trồng rừng không hề quan tâm đến điều đó, cứ có người mua hoặc cần tiền là họ bán.
Rất nhiều xưởng chế biến gỗ thu mua những cây gỗ chỉ to bằng bắp tay về bóc rồi ép thành những tấm để bán, những cây gỗ quá nhỏ không bóc được nghiền thành dăm gỗ đem bán cho các nhà máy giấy.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thái Bình, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, cho biết để người dân mặn mà với trồng rừng, coi đây là một nghề để nuôi sống gia đình, phát triển kinh tế, Tỉnh đã thực hiện chiến lược hỗ trợ phát triển các vùng trồng rừng gỗ lớn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có khoảng 11.875 ha rừng gỗ lớn, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu; đưa năng suất bình quân rừng trồng chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn đạt từ 12 m³/ha/năm trở lên. Đồng thời, tăng tỉ lệ gỗ lớn từ 30 – 40% hiện nay lên 50 – 60% vào năm 2020 và trên 60% từ năm 2020 trở đi.
“Cùng với đó là hàng loạt các chính sách hỗ trợ và các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ người dân trồng và chuyển hoá rừng gỗ lớn; thực hiện tốt các chính sách về khuyến nông, tiếp cận thị trường; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cây gỗ lớn nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được thuê đất, liên kết trồng rừng gỗ lớn gắn với xây dựng các nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Đề án này được kỳ vọng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân,” ông Bình kỳ vọng.
Chia sẻ tại Hội nghị về gỗ được tổ chức hồi đầu tháng 8/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận, gỗ rừng trồng ở nước ta bên cạnh những thành tựu còn những tồn tại, thách thức như chất lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước còn thấp. Trong khi, yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao; chưa có chính sách tổng thể, đồng bộ nên ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn mang tính tự phát…
Những loại gỗ lâm nghiệp đang được trồng phổ biến hiện nay đang bị người dân khai thác từ rất sớm, thời gian trung bình cho một chu kỳ phát triển đến thu hoạch chỉ khoảng 4-5 năm. Đây được xếp vào những nhóm cây non chỉ phục vụ cho mục đích làm dăm, sản xuất bột giấy, không có giá trị trong chế biến các đồ thủ công, gia dụng, giá thành vì thế rất rẻ. Trung bình, mỗi hécta rừng trồng như vậy chỉ đem lại thu nhập từ 12-15 triệu đồng,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra mục tiêu cụ phát triển chế biến gỗ và lâm sản trong những năm tới là phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.
Trong khi đó, theo phân tích của đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, những loại cây lâm nghiệp nếu phát triển theo mô hình rừng trồng có chứng nhận nguồn gốc, phát triển thành cây gỗ lớn với chu kỳ khai thác trung bình 7-8 năm sẽ đem lại hiệu quả thu nhập cao hơn khai thách gỗ non từ 2-3 lần.
Điều này không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng rừng mà còn mang đến nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho chế biến, xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thế cạnh tranh của gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Từ tiềm lực hiện có và nhu cầu thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra mục tiêu cụ thể cho việc phát triển chế biến gỗ và lâm sản trong những năm tới là phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tiến tới thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu; nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện nay lên khoảng 10% vào năm 2025.
Cơ hội phát triển bền vững rừng tự nhiên
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017, cả nước có hơn 10,2 triệu héca rừng tự nhiên. Trong đó, có 2 triệu hécta diện tích rừng đặc dụng; 3,9 triệu hécta rừng phòng hộ; 3,9 triệu hécta rừng sản xuất. Ngoài ra, sau kiểm kê rừng còn có 400 nghìn hécta rừng tự nhiên ngoài quy hoạch.
Hiện nay, rừng tự nhiên đang mang lại nguồn thu đáng kể bởi những chính sách đúng đắn, hiệu quả. Đơn cử như chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hiện trên cả nước có khoảng 6 triệu hécta rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Riêng năm 2018, dự kiến thu từ dịch vụ môi trường rừng là 1.800 tỷ đồng.
Không chỉ có nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, du lịch sinh thái gắn với rừng cũng được triển khai ở nhiều địa phương, qua đó thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan, nghỉ dưỡng.
Số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy, hiện trên cả nước 61/176 khu rừng đặc dụng có tổ chức du lịch sinh thái. Riêng năm 2017 có 1,6 triệu lượt khách, qua đó thu khoảng 136 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2017 còn có thêm nguồn thu lớn từ khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên với tổng giá trị ước đạt 1 tỷ USD, trong đó khoảng 330 triệu USD từ xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ.
Ông Phạm Văn Điển-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, khẳng định: Rừng tự nhiên có nhiều tiềm năng, cơ hội để đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, giá trị của rừng không phải là để khai thác gỗ đem bán, mà thay vào đó là đầu tư phát triển du lịch sinh thái, cải thiện sinh kế cho cộng đồng và người dân sống dựa vào rừng.
“Khuyến nghị chính sách cho phát triển kinh tế bền vững từ rừng tự nhiên sau khi phân tích cho thấy, phương án cho lựa chọn được ưu tiên hơn là lâm nghiệp môi trường, bởi lợi ích của việc bảo vệ rừng tự nhiên mang lại đó là nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để làm tốt được những việc này cần hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,” ông Điển nói.
“Để phát triển rừng bền vững, cần phát triển thị trường và quan hệ đối tác trong các mô hình kinh tế dựa vào rừng tự nhiên. Từ đó, tạo ra những cơ chế, diễn đàn trao đổi giữa khu vực công-tư giữa nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và những công ty, hợp tác xã lâm nghiệp để tạo ra chuỗi cung cầu lâm sản ngoài gỗ.”-Ông Điển nhấn mạnh.
Ngoài ra, khuyến khích thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn, tăng cường trữ lượng các bon rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng gắn với chính sách về điều tra theo dõi diễn biến rừng. Xem xét, xây dựng các cơ chế thế chấp, đảm bảo phù hợp với mô hình quản lý đất rừng tự nhiên hiện có để giúp nông dân và cộng đồng tiếp cận vốn vay.
Cuối cùng, các sáng kiến địa phương và trung ương về các qui trình, tiêu chuẩn đã được thử nghiệm thành công để xây dựng các tiêu chuẩn chính thức, tiến tới thể chế hóa các quy trình, tiêu chuẩn.
“Với các sản phẩm từ rừng tự nhiên và gắn với văn hóa địa phương cần có các tiêu chuẩn tích hợp và hệ thống giám sát truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với loại hàng hóa này để tăng tính cạnh tranh về sự khác biệt có yếu tố ‘tự nhiên-cảnh quan’ và ‘văn hóa bản địa’ và phát triển bền vững, không gây mất rừng,” ông Điển nhấn mạnh.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cũng lưu ý, hiện nay, chính sách hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính như chính sách giao rừng cho cộng đồng, nhất là đồng bào dân tộc bảo vệ đang được thực hiện khá hiệu quả. Nhưng, hầu hết đó là những khu rừng thiêng, rừng quản lý và bảo vệ theo hương ước, lệ làng, luật tục…gắn với thúc đẩy thiết chế cộng đồng.
Thay thế gỗ rừng tự nhiên bằng gỗ rừng trồng
Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017 cho biết, rừng trồng có hơn 4,1 triệu hécta (tăng 43.425 hécta so với năm 2016 và tăng 292.628 hécta so với năm 2015) trong tổng diện tích 14,4 triệu hécta rừng toàn quốc.
Mặc dù con số chưa cao, nhưng diện tích rừng trồng đã tăng lên theo các năm. Đánh giá của các chuyên gia, chất lượng gỗ rừng đã được nâng lên và nếu khai kỳ, thì trong tương lai, rừng trồng có thể sẽ thay thế gỗ rừng tự nhiên là hoàn toàn khả quan.
Sản lượng gỗ rừng trồng đã tăng hơn 3,3 lần (từ 5,6 triệu m3 năm 2011 lên 17,3 triệu m3 năm 2016); giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần (từ 2,8 tỉ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 6,52 tỉ USD/năm giai đoạn 2012-2015; năm 2016 đạt 7,3 tỉ USD)… -Báo cáo Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp trong thời gian tới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ngày 10/10/2017).
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng công bố số liệu thống kê: kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 6/2018, ước đạt 750 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu chung trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 4,13 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Với tốc độ tăng trưởng trên, Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2020 nâng cao năng suất rừng trồng lên 20 m3/hécta/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD, qua đó tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.
Gần đây nhất, tại Hội nghị về định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, biểu dương nông dân trồng rừng, doanh nhân và người lao động trong ngành chế biến gỗ đã đóng góp công sức cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ và lâm sản.
Qua đó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm chính phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản sao cho trong 10 năm tới ngành này phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế đất nước. Ngăn chặn triệt để phá rừng tự nhiên, tiến tới sử dụng gỗ rừng trồng thay thế gỗ tự nhiên theo cam kết quốc tế.
“Các ban ngành chức năng, đặc biệt là các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn bà con chấm dứt việc trồng rừng mang nặng tính “ăn xổi ở thì” khiến hiệu quả sử dụng đất đai thấp, thu nhập của người nông dân vì thế cũng thấp” – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Vì thế, để đạt được kết quả như kỳ vọng, Thủ tướng nhấn mạnh trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc đến công nghệ chế biến nâng cao năng suất, chất lượng gỗ, giá trị rừng trồng, đáp ứng nguyên liệu ngày càng cao của chế biến gỗ phải xem là khâu then chốt.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôn thôn, những thành tựu của ngành gỗ trong 10 năm qua đã đạt được thành tựu lớn. Năm 2008, cả nước mới có khoảng 2.500 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, thì đến nay đã có khoảng 4.500 doanh nghiệp; giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng từ 2,3 tỷ USD năm 2007 lên hơn 8 tỷ USD vào năm 2017, đưa ngành chế biến gỗ và lâm sản trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội.
Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ.
Như vậy, về tổng quát, bằng nhiều cơ chế, chính sách mới và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ, phát triển rừng, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng lên, hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.