Khi mà cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang dấy lên vô cùng mạnh mẽ mở ra cơ hội cho tất cả đặc biệt là các quốc gia kém, đang phát triển và Việt Nam đang từng bước nắm bắt, chiếm lĩnh nó để vươn lên thì cũng là cơ hội rất lớn cho ngành lâm nghiệp có bước đột phá.
Tội ác dưới những tán rừng xanh…
Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng để…phá
Vì sao lâm tặc dễ dàng xâm hại rừng tự nhiên, “xẻ thịt” cây cổ thụ
Thủy điện phá sơn lâm: Biến rừng cổ thụ thành nghĩa địa
Giao khoán rừng và những hiệu quả ngược
Nhìn lại những vụ “thảm sát đại ngàn” sau lệnh “đóng cửa rừng”
Mất rừng: Rối từ cơ chế rối đi
“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt…”
“Vương quốc Pơ mu cổ thụ” Tây Giang: Báu vật được gìn giữ
Trám ‘”lỗ hổng” Luật, giúp dân sống cùng rừng
Rừng trồng: Xin chớ bóc ngắn cắn dài
Đưa rừng hòa nhập dòng thác cách mạng công nghiệp lần 4
Nếu những cánh rừng Việt Nam được “số hóa,” được quản lý, giám sát, bảo vệ theo nền tàng nguyên tắc 4.0 thì chắc chắn mọi thứ sẽ trở nên đơn giản và minh bạch vô cùng. Khi đó, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng sẽ không còn phải “gùi theo ngân sách” vào rừng, hay bổ sung thêm lực lượng để giám sát. Thay vào đó, họ chỉ cần “bước vào thế giới công nghệ” như đi tuần rừng trong những thiết bị di động với các ứng dụng qua điện thoại, máy tính thông minh.
Thông qua những ứng dụng công nghệ những người “lính rừng” sẽ nhanh chóng phát hiện ra những vụ cháy rừng, các điểm khai thác rừng trái pháp luật, qua đó giúp các đơn vị quản lý có những phương án phòng, chống kịp thời, hiệu quả nhất; đồng thời giúp họ theo dõi diễn biến rừng của khu vực quản lý, bảo vệ theo định kỳ với các cơ sở dữ liệu cập nhật và bằng chứng theo thời gian…
Tội ác dưới những tán rừng xanh…
Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng để…phá
Vì sao lâm tặc dễ dàng xâm hại rừng tự nhiên, “xẻ thịt” cây cổ thụ
Thủy điện phá sơn lâm: Biến rừng cổ thụ thành nghĩa địa
Giao khoán rừng và những hiệu quả ngược
Nhìn lại những vụ “thảm sát đại ngàn” sau lệnh “đóng cửa rừng”
Mất rừng: Rối từ cơ chế rối đi
“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt…”
“Vương quốc Pơ mu cổ thụ” Tây Giang: Báu vật được gìn giữ
Trám ‘”lỗ hổng” Luật, giúp dân sống cùng rừng
Rừng trồng: Xin chớ bóc ngắn cắn dài
Đưa rừng hòa nhập dòng thác cách mạng công nghiệp lần 4
Số hóa những cánh rừng: Dự án “dài cổ” chờ đầu tư
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng của Việt Nam có khoảng 14,38 triệu hécta, tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 41%.
Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm đã được tập huấn, từng bước áp dụng công nghệ vào lĩnh vực bảo vệ rừng, để theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng, chống dịch bệnh cho cây rừng…
Hiện, một số địa phương đã lắp đặt hệ thống tự động thu thập thông tin ở các khu rừng dễ cháy, tích hợp số liệu về rừng, thời tiết, địa hình để dự báo nguy cơ cháy cho từng trạng thái rừng, sau đó tự động gửi thông tin đến các đơn vị, chủ rừng có đăng ký. Hệ thống này sẽ tự động xây dựng các phương án chữa cháy cho từng khu rừng, từng trạng thái rừng một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, hiện nay, do thu nhập thấp, đời sống khó khăn dẫn đến việc tiếp cận công nghệ của những người “lính rừng” còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng công nghệ cao vào công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa thực sự được triển khai rộng rãi, mà mới chỉ được triển khai mang tính thí điểm ở một số địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành phần mềm cập nhật diễn biến rừng. Toàn bộ dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp được theo dõi và lưu trữ trong một bộ cơ sở dữ liệu trung tâm, được cập nhật và kết xuất, cung cấp thông tin báo cáo bất kỳ thời điểm nào phục vụ việc quản lý, điều hành.
Đến nay, toàn bộ dữ liệu tài nguyên rừng đã được đánh giá tại 60 tỉnh, 550 huyện, 6.427 xã, hơn 1,1 triệu chủ rừng và hơn 7,1 triệu lô rừng đã được cán bộ của các hạt kiểm lâm cấp huyện thu thập thủ công hằng năm (bao gồm thông tin về các nguyên nhân diễn biến độ che phủ rừng, các sự cố như cháy rừng,..)
Đặc biệt hơn, Luật Lâm nghiệp được Quốc hội khóa XIV thông qua và chính thức đi vào thực tế từ ngày 1/1/2019, cũng đề cập các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng, sinh học, chế biến gỗ…
“Hiện chúng tôi đã xây dựng đề án quản lý bằng công nghệ thông tin, ảnh viễn thám. Vừa qua, nhờ được hỗ trợ của dự án của JCA, và dự án Trường Sơn Xanh của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, lực lượng kiểm lâm đã được cấp 225 máy tính bảng, nhưng máy chủ chưa có vì ngân sách tỉnh chưa cấp,” Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam chia sẻ.
Theo ông Hưng, để quản lý rừng hiệu quả hơn, ngoài việc đầu tư máy tính, sử dụng ảnh viễn thám, đề án quản lý bằng công nghệ thông tin của tỉnh còn bổ sung mua thêm flycam để bay kiểm tra. Tuy nhiên, đến nay đề án này vẫn chưa thực hiện được.
Dù chưa được đầu tư triển khai, song việc xác định “số hóa” những cánh rừng là vô cùng quan trọng. Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, để áp dụng khoa học công nghệ, trước tiên Quảng Nam sẽ sử dụng thiết bị bay không người lái để có thể quản lý một khoảng rừng nhất định và có thể phát hiện ngay vi phạm báo vê trung tâm.
“Đã đến lúc địa phương cần phải quản lý rừng bằng công nghệ vì việc đi tuần rừng hiện nay thực sự là “không kham nổi” do diện tích rừng trên địa bàn lớn, trong khi lực lượng kiểm lâm lại quá mỏng”.
Tiếp đó là gắn chíp ở một số các khu vực rừng trọng điểm, chip này có tác dụng phát hiện ra tiếng động cơ của máy cưa trong bán kính nhất định và sẽ báo về trung tâm chứ không phải gắn hết trên toàn bộ cánh rừng.
“Chỗ nào xung yếu, chỗ nào cần bảo vệ một cách nghiêm ngặt chúng ta sẽ gắn. Cùng với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến trong thực tế cộng với đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, chúng tôi tin chắc chắn sẽ bảo vệ rừng tốt,” ông Thanh nói.
Dùng công nghệ để đột phá: Phải kết nối liên thông
Tại Lào Cai, năm 2015, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, cán bộ kiểm lâm cùng một số người dân địa phương đã được tập huấn, đào tạo sử dụng thiết bị di động áp dụng công nghệ viễn thám và GIS có sử dụng ảnh VNREDSat-1. Kết quả cho thấy việc ứng dụng công nghệ viễn thám vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở rừng quốc gia này là phù hợp và vô cùng hữu ích.
Ông Vàng A Khoa, Trưởng thôn, kiểm Tổ trưởng Tổ Bảo vệ rừng thôn Xín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, cho biết: “Từ khi được tập huấn bằng những chiếc điện thoại thông minh, chúng tôi nhận thấy việc đi tuần rừng phát hiện những dấu hiệu bất thường sẽ được cập nhật lại như địa điểm, cây gì, dấu hiệu như chặt, khắc tên…Nếu làm được như thế thì việc cháy rừng, phá rừng sẽ ít xảy ra.”
Ông Trương Quang Hạnh, Trạm Trưởng trạm kiểm lâm Núi Xẻ, xã San Sả Hồ cũng tin tưởng: “Nếu những công nghệ này được áp dụng, khi người dân tham gia tuần rừng, họ cập nhật thông tin, chúng tôi nhận được sẽ cử anh em đi tuần tra chú ý đến những khu vực đó nhanh hơn. Trong tương lai nếu thực hiện được điều này sẽ rất tốt cho công tác tuần tra bảo vệ rừng”.
Tại Bắc Kạn, từ năm 2012 tỉnh đã được chọn thí điểm triển khai Dự án điều tra, kiểm kê rừng. Nhờ có dự án, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn đã chủ động sử dụng phương pháp mới, ứng dụng công nghệ viễn thám, giải đoán ảnh vệ tinh Sport5 kết hợp với điều tra kiểm kê đến thực địa từng lô rừng. Kết quả là, độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2012 đã tăng lên, đạt 70,6 % (đứng đầu cả nước).
Dù đã có những thay đổi rõ rệt trong việc “số hóa” công tác quản lý, bảo vệ rừng thông qua ứng dụng công nghệ thông minh, tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia thì việc tích hợp dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp trên cả nước vẫn chưa có sự thống nhất, rõ ràng dẫn đến việc ở một số địa bàn nhiều khu rừng bị “biến mất trên bản đồ,” nhưng vẫn không được cập nhật vào số liệu thực tế.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu, ông Nguyễn Việt Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, cho biết, hiện nay Việt Nam đang vận hành thí điểm Hệ thống thông tin lâm nghiệp, nhưng hệ thống này đã đáp ứng các yêu cầu quốc tế chưa thì cần bàn, vì đó là điều kiện để thực hiện sáng kiến REDD+ (mua bán tín chỉ carbon).
“Nói nôm na là, mỗi chủ rừng cần có một tài khoản với đầy đủ thông tin. Cơ sở dữ liệu đó không chỉ giúp nhà nước hiện đại hóa quản lý theo hướng minh bạch, hiệu quả và giải trình trách nhiệm rõ ràng, mà còn giúp quá trình quy hoạch, ra quyết định được tốt hơn,” ông Nguyễn Việt Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên.
Vì thế, theo ông Dũng, hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay cần đồng bộ, liên thông từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tính trực tuyến, tính mở, để doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý có thể theo dõi. Ngoài ra, theo hệ thống đó, cơ sở dữ liệu của từng lô, khoảnh rừng cụ thể phải gắn với bản đồ, với các tọa độ định vị, có tên chủ rừng rõ ràng, kèm hiện trạng rừng.
Công nghệ thay con người tuần rừng
Theo nhận định của giới chuyên gia, nếu số hóa được những cánh rừng, khi đó lực lượng kiểm lâm và chủ rừng sẽ hạn chế được việc đi lại, giám sát ở trong rừng. Thay vào đó, họ chỉ cần “bước vào thế giới công nghệ” như đi tuần rừng trong những thiết bị di động với các ứng dụng qua điện thoại, máy tính thông minh. Đây được coi là một bước đột phá trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Chính vì thế, khi trao đổi với phóng viên VietnamPlus, ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, khẳng định việc áp dụng công nghệ vào quản lý rừng là việc đáng làm. Nhất là với một tỉnh có tới 621 nghìn hécta rừng, chiếm trên 70% diện tích tự nhiên, và là tỉnh có độ che rừng đứng thứ 2 cả nước.
“Hiện nay, chúng tôi đang áp dụng công nghệ viễn thám, dùng ảnh vệ tinh để phân tích các điểm biến đổi, có trung tâm họ xử lý rồi tham mưu cho tôi ra văn bản và kiểm tra hiện trường về các điểm cháy rừng, khai thác rừng. Công nghệ này giúp ích rất nhiều, vì thế gần 10 năm nay, chúng tôi luôn quan tâm tuyển dụng các em sinh viên lâm nghiệp ra trường hệ chính quy và loại giỏi, nhằm mục đích làm chủ công nghệ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng,” ông Thái chia sẻ.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cũng cho biết, ngoài việc áp dụng công nghệ viễn thám, dùng ảnh vệ tinh để phân tích, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang hỗ trợ tỉnh về máy móc thiết bị như máy tính bảng thay cho định vị GPS.
“Giờ thời buổi này mà còn mày mò trong rừng lúc nào mới ra, nếu không được hỗ trợ máy móc thì chúng tôi vẫn phải làm. Giờ chỗ nào có công nghệ họ mạnh lắm, như Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vì thế, chúng tôi đã tuyển được một số cán bộ đưa họ đi đào tạo rồi cho ra lăn lộn với nghề, sắp tới sẽ hướng đến việc đi tuần rừng trong máy tính, điện thoại,” – Chi cục trưởng Kiểm lân Quảng Bình.
Khi được hỏi liệu việc áp dụng công nghệ ở đây có gặp khó khăn, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm Quảng Bình khẳng định: “Việc áp dụng công nghệ khó hay dễ là do kiểm lâm ở đó có nhận thức được sự quan trong của công nghệ hay không thôi. Như Quảng Bình phổ quát máy tính cho các trạm kiểm lâm, thậm chí còn trích kinh phí của kiểm lâm ra và phải đi tắt đón đầu, chứ không thể ngồi chờ được.”
Cùng kỳ vọng như Quảng Bình, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng khẳng định việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển rừng là việc làm hết sức cần thiết, bởi “nếu không có công nghệ, việc quản lý sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, và hiệu quả của công tác quản lý sẽ không cao.”
“Việc áp dụng công nghệ khó hay dễ là do kiểm lâm ở đó có nhận thức được sự quan trong của công nghệ hay không thôi.”
Ông Trí cũng cho biết, thời gian qua, địa phương đã triển khai những dự án cập nhật hiện trạng rừng từ hình ảnh của vệ tinh, nhưng vẫn chưa phát hiện được tình trạng phá rừng. “Do đó, hiện tại, chúng tôi đang giao cho ngành nông nghiệp và kiểm lâm xây dựng một đề án ứng dụng công nghệ cao trong quản lý và bảo vệ rừng, để giải quyết từ gốc,” ông Thanh nói thêm.
Không chỉ đào tạo, đầu tư ứng dụng công nghệ cho lực lượng kiểm lâm, tại phía bắc Tây Nguyên, đầu năm 2017, một số hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng ở Đắk Glei-huyện xa nhất của tỉnh Kon Tum cũng được tập huấn sử dụng thiết bị di động.
Sau buổi tập huấn, người dân đã thực hiện việc đi tuần rừng và theo dõi diễn biến rừng trong chính chiếc điện thoại di động của mình, qua đó học được công tác tuần tra, quản lý và bảo vệ rừng nâng cao được hiệu quả hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, để áp dụng được vào thực tế vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Bà Y Giống, cán bộ tuần tra bảo vệ rừng thôn Măng Khên, xã Đắk Man, huyện Đắk Glei chia sẻ: “Từ khi được học sử dụng điện thoại di động, tôi nghĩ nếu được áp dụng công nghệ sẽ ít phải đi tuần rừng hơn, mọi diễn biến của rừng đã được cập nhật, những dấu hiệu của lâm tặc như dựng lều, chặt cây…trong rừng đều được những cán bộ tuần tra cập nhật và chúng tối sẽ có biện pháp ngăn chặn kịp thời”.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những phần việc nhỏ trong một hệ thống của công nghệ khi được áp dụng. Để tiến tới đồng bộ thì không riêng gì Kon Tum mà nhiều địa phương khác trên cả nước cần tiếp tục đầu tư (cần nhiều kinh phí), học hỏi và áp dụng vào thực tiễn.
Nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ trong việc giám sát, bảo vệ rừng, từ năm 2015 đến nay, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ trang bị máy tính bảng cho lực lượng kiểm lâm một số tỉnh thông qua Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.
Những thiết bị di động thông minh này được tích hợp phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, cho phép người dùng điều tra, thu thập thông tin hiện trường cung cấp dữ liệu đầu vào cho hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp chung, trên cơ sở dữ liệu nền kiểm kê rừng toàn quốc.
Bước đầu thí điểm tại 15 tỉnh trên cả nước, hệ thống theo dõi bằng máy tính bảng đã cho thấy hiệu quả, đơn giản và thực tế với số liệu đầu ra chính xác hơn. Hiện tại, một số tỉnh ngành kiểm lâm đã và đang hướng tới việc “đi tuần rừng trong những chiếc máy tính, điện thoại thông minh.”
Ông Lê Đình Thơm-Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định: Quản lý rừng bằng công nghệ là giải pháp rất cần thiết, tuy nhiên việc áp dụng vẫn còn chưa đồng bộ. Từ đó, ông Thơm kiến nghị, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế chính sách thì một số công nghệ mới như công nghệ viễn thám, quản lý địa hình địa lý toàn cầu, cảnh báo phòng cháy chứa cháy, cập nhật theo dõi diễn biến rừng ngành lâm nghiệp cũng cần đẩy mạnh đầu tư, và sớm được hoàn thiện phần mềm theo dõi.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm cũng cho biết, một số địa phương đã đề xuất hỗ trợ đầu tư thêm một số thiết bị giám sát, bảo vệ rừng như flycam, tuy nhiên giải quyết bài toán kinh phí là một vấn đề rất là lớn. Vì thế, đối với cơ quan cấp Trung ương, trước hết là phải xây dựng về mặt cơ chế chính sách cho dự án, có những đặt hàng nghiên cứu giải pháp và chuyển giao công nghệ cho địa phương.