Trám ‘”lỗ hổng” Luật, giúp dân sống cùng rừng

Ngày 1/1/2019 tới đây, Luật Lâm nghiệp sẽ chính thức có hiệu lực với kỳ vọng những điều chỉnh ở Nghị định, Thông tư dưới Luật sẽ “lấp” được những lỗ hổng, bất cập của chính sách hiện có.

Cũng như, sẽ giải quyết được những yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở các cấp địa phương, từ đó duy trì sự cân bằng giữa việc nâng cao chất lượng rừng với việc tạo ra sinh kế giúp người dân và cộng đồng “sống” được cùng rừng.

Kỳ vọng trên có ý nghĩa đặc biệt đối với các khu vực vùng sâu, vùng cao-nơi có tới gần 10% dân số là người nghèo và người dân tộc thiểu số sinh sống trong hoặc gần các khu rừng tự nhiên cần được bảo vệ nghiêm ngặt, những nơi đã bị đóng cửa rừng, cấm khai thác gỗ theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2014.

Tội ác dưới những tán rừng xanh…

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng để…phá

Vì sao lâm tặc dễ dàng xâm hại rừng tự nhiên, “xẻ thịt” cây cổ thụ

Thủy điện phá sơn lâm: Biến rừng cổ thụ thành nghĩa địa

Giao khoán rừng và những hiệu quả ngược

Nhìn lại những vụ “thảm sát đại ngàn” sau lệnh “đóng cửa rừng”

Mất rừng: Rối từ cơ chế rối đi

“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt…”

“Vương quốc Pơ mu cổ thụ” Tây Giang: Báu vật được gìn giữ

Trám ‘”lỗ hổng” Luật, giúp dân sống cùng rừng

Rừng trồng: Xin chớ bóc ngắn cắn dài

Đưa rừng hòa nhập dòng thác cách mạng công nghiệp lần 4

Mất “cân bằng” giữa phát triển rừng và tạo sinh kế

“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, có tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất, nhiều địa phương đã lựa chọn hướng đi lên từ lâm nghiệp. Thậm chí, một số nơi còn chọn giải pháp “đánh đổi rừng” vì mục tiêu phát triển. Nhưng từ thực tế cho thấy, việc cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng mới là lựa chọn khôn ngoan để đạt được trạng thái “cân bằng” giữa cuộc sống người dân với sự tồn tại và phát triển của rừng trước những thay đổi khó lường của biến đổi khí hậu và thách thức phát triển,” Ông Phạm Văn Điển-Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh.

Theo ông Điển, “trách nhiệm của Nhà nước là đề ra những chính sách mang tính khuyến khích cao để huy động sức dân vào nền lâm nghiệp xã hội, nhằm vừa cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, vừa bảo vệ và phát triển được rừng, ứng phó hiệu quả với rủi ro thiên tai. Nhưng, chính sách hiện hành vẫn chưa được hoàn thiện, chưa tạo động lực và sức hấp dẫn cao cho người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên.”

Sau 13 năm triển khai, Luật Bảo vệ phát triển rừng 2014 đã thể hiện sự chồng chéo, trùng phủ nhau, đặc biệt là còn thiếu những chính sách có hiệu quả trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “mất rừng theo kiểu mới” . (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Sau 13 năm triển khai, Luật Bảo vệ phát triển rừng 2004 đã thể hiện sự chồng chéo, trùng phủ nhau, đặc biệt là còn thiếu những chính sách có hiệu quả trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “mất rừng theo kiểu mới”-tức là mất trữ lượng, giảm chất lượng và thất thoát tài sản rừng, mà nguyên nhân là chưa kêu gọi được “sức dân” theo hướng đem lại lợi cho người dân trong khi giảm được “gánh nặng ngân sách” cho Nhà nước.

Sự bất cập trong chính sách bảo vệ và phát triển rừng đã không cân bằng được mục tiêu giữa rừng với sinh kế của người dân.

Cùng chung quan điểm, tiến sĩ Hoàng Liên Sơn-Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam khẳng định, thời gian qua, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến phát triển kinh tế xã hội với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng sự bất cập trong chính sách bảo vệ và phát triển rừng đã không cân bằng được mục tiêu giữa rừng với sinh kế của người dân.

“Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là phấn đầu để ‘đưa miền núi tiến kịp miền xuôi’ nhưng thực tế sự chênh lệch ngày càng lớn. Trong khi, chất lượng tài nguyên rừng tự nhiên đã bị suy giảm; nguồn lực chính sách phân tán, chưa tạo được sinh kế phù hợp và nguồn thu nhập ổn định giúp người dân sống được bằng nghề rừng và yên tâm gắn bó với rừng,” tiến sĩ Hoàng Liên Sơn-Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

Hiện các giá trị của rừng đã bị khai thác tối đa để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cùng đó dân số ở miền núi ngày càng gia tăng, cả tự nhiên và cơ học, tạo sức ép ngày càng lớn đến tài nguyên rừng và khả năng tự phục hồi của rừng, ông Sơn chia sẻ nỗi lo ngại.


Hiện các giá trị của rừng đã bị khai thác tối đa để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. (Vietnam+)

Trao quyền cho dân, để rừng là nội tại

Mặc dù chưa có số liệu riêng về mất rừng do sinh kế nghèo đói, nhưng nhìn vào những nguyên nhân trên có thể thấy rằng hầu hết đều có liên quan đến sinh kế. Vì thế, việc cải thiện sinh kế cho người dân là giải pháp tốt nhất giúp người dân “sống” được nhờ rừng, từ đó tự giác bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn.

Bất cập giữa chính sách và thực tiễn trong thời gian  qua nên dù rất các cơ quan chức năng vào cuộc, chính phủ quyết tâm, nhiều chính sách mới được thực thi nhưng rừng thì vẫn bị mất mà sinh kế của người dân thì không được cải thiện.

Có 4 nguyên nhân chính gây mất rừng: Do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để triển khai các dự án phát triển, trồng càphê, cao su…; Do  khai thác quá mức cho phép; Do cháy rừng, thiên tai và do du canh, du cư, canh tác nương rẫy… vì sinh kế- Tổng hợp cáo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhiều nơi, rừng tự nhiên vẫn đang tiếp tục bị xâm lấn, đốt cháy để làm nương rẫy. (Ảnh: Vietnam+)

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Điển-Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, để giải quyết được sinh kế cho người dân cần tập trung vào nhóm nghèo và những nhóm dễ bị tổn thương. Từ đó có thể mở rộng các lựa chọn “giải bài toán sinh kế” cho người dân bằng cách phát triển tài sản sinh kế, chẳng hạn bằng giáo dục và đào tạo.

“Chuyển đổi rừng nghèo, đất mất rừng sang trồng cây công nghiệp đã làm mất rừng trong khi không giải quyết tốt sinh kế cho người dân. Trong tương lai chỉ nên khuyến khích chuyển đổi rừng nghèo thành rừng sinh kế,” ông Điển phân tích.

Ngoài ra, việc tiếp cận sinh kế cần lấy con người làm trung tâm của phát triển. Nhu cầu của con người là căn cứ hàng đầu để đề ra chính sách. Phân loại hộ gia đình theo tài sản sinh kế là điểm khởi đầu của chính sách và sinh kế bền vững.

Người dân nhận bảo vệ rừng pơmu ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

“Đối với nhiều người, rừng là nhân tố nội tại bên trong, không phải là nhân tố bên ngoài. Nếu rừng là nhân tố bên ngoài sẽ khó giữ hơn, và vì vậy nhà nước nên trao quyền nhiều hơn cho người dân, để người dân thực sự được hưởng lợi và có trách nhiệm với việc bảo vệ và phát triển rừng,” ông Điển nhấn mạnh.

Hiện nay, trên quy mô cả nước có khoảng 24 triệu người dân có sinh kế liên quan đến rừng, trong đó có xấp xỉ 3 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số, với diện tích đất canh tác ít ỏi (0,1 hécta/người). Vì vậy, rừng vẫn là nguồn sinh kế quan trọng đối với người dân và chỉ khi có nguồn sinh kế bổ sung hoặc thay thế, sức ép của người dân vào rừng mới có thể giảm xuống.

Trong khi rừng tự nhiên đang bị tàn phá tan hoang khắp chốn, thì tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những khu rừng cây pơmu cổ thụ vẫn được gìn giữ vẹn nguyên. (Ảnh: Vietnam+)

Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp cũng lưu ý, cùng với việc đưa ra khái niệm an ninh sinh kế hộ gia đình, tập trung vào tăng cường năng lực cho người nghèo, thực tiễn hiện nay cũng đòi hỏi cần trả lời hàng loạt những câu hỏi như: Làm thế nào cải thiện sự tiếp cận, phát triển của người nghèo đối với hàng hóa và dịch vụ từ rừng? làm thế nào cải thiện nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm được phát triển bởi người nghèo? làm thế nào cải thiện các khung chính sách lớn về lâm nghiệp để tốt hơn cho sinh kế bền vững?…

Không chỉ tạo sinh kế cho người dân “sống” được nhờ rừng, theo ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm, giải pháp cần thiết hiện nay là cần trao thêm quyền quản lý và bảo vệ rừng cho người dân, có như thế rừng mới tồn tại.

Ông Tùng cũng phân trần, bây giờ xã hội thấy mất rừng là đổi lỗi do ông kiểm lâm, nhưng như Hạt kiểm lâm có chục người mà quản lý mấy chục nghìn hécta thì “đi kiểm tra sao nổi.” Ví dụ như Vườn quốc gia York Đôn có khoảng 200 kiểm lâm, nhưng diện tích rừng bằng cả tỉnh Thái Bình, nên rất khó đi kiểm tra hết.

“Vì thế, nếu khoán trắng cho kiểm lâm thì không thể làm được. Diện tích rừng lớn, nhưng người thì ít, nói mãi rồi không giải quyết được. Sắp tới tiến tới xã hội hóa, sẽ giao rừng cho địa phương và người dân quản lý, bảo vệ, còn kiểm lâm chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong công tác bảo vệ rừng, xử lý vi phạm,” ông Tùng chia sẻ.

Một vụ cháy rừng diện rộng tại Huế trong tháng 7/2018. (Ảnh: Vietnam+)

Luật Lâm nghiệp – Con tàu chở khát vọng

Luật Lâm nghiệp Số 16/2017/QH14 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Sau nhiều lần điều chỉnh, Việt Nam sẽ có một bộ luật giải quyết khá tốt quyền tiếp cận và hưởng lợi từ rừng, qua đó có triển vọng mở đường và tạo niềm tin chính sách cho việc gắn kết cải thiện sinh kế với bảo vệ và phát triển rừng.

Có thể tóm tắt một số nét chính như sau: Luật Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm đúng đắn về chủ rừng. Cụ thể, chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư…

Bản đồ về diễn biến các loại rừng. (Nguồn: Cục Kiểm lâm)

Theo ông Phạm Văn Điển-Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp, việc Nhà nước đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng, giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng…là khá rõ ràng.

“Mặc dù, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên, nhưng vẫn có thể giao cho các chủ thể khác để họ có vai trò là chủ rừng. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là khá rõ ràng và đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn,” ông Điển nói.

“Luật Lâm nghiệp đã đạt được một bước tiến mới, mở đường cho Chính sách cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, để theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội, Luật cần có cơ chế “mở”-đó là cải thiện sinh kế gắn với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng” – Tiến sỹ Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế-Tổng cục Lâm nghiệp.

Bác Hồ từng nói: “Rừng là vàng, nếu biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất tốt.” (Ảnh: Vietnam+)

Ngoài ra, Luật cũng cần tạo điều kiện để rừng trở thành một phần trong ‘tài sản sinh kế’ của người dân và cộng đồng. Điều này là rất quan trọng cho việc hình thành ‘chủ đích thực’ để đem lại ‘lợi ích thiết thực’; lấy người nghèo, vùng nghèo làm trung tâm của chính sách cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

Vị đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cũng kiên nghị, cần lấy sự cân bằng giữa cải thiện sinh kế với bảo vệ, phát triển tài sản rừng, là thước đo hiệu quả của chính sách lâm nghiệp; quá trình xã hội hóa lâm nghiệp cần đặt niềm tin vào hộ gia đình, cộng đồng để hoạch định chính sách theo mô hình “2 tăng, 1 giảm,” tức là tăng tài sản sinh kế cho người dân, tăng tài sản rừng và giảm ngân sách nhà nước.

Từ góc độ địa phương, ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho rằng việc Quốc hội đã thông qua Luật lập nghiệp và sắp tới có hiệu lực là tương đối kịp thời, mặc dù hơi chậm so với thực tế phá rừng của Việt Nam.

“Mong rằng Chính phủ, các cấp Bộ, ngành, tỉnh cần sớm triển khai Luật này, đặc biệt trong đó chúng ta giao rừng cho cộng động làm theo văn hóa giữ rừng, văn hóa làng của người miền núi. Như người dân Cơ Tu ở Tây Giang, chúng tôi vốn coi rừng là của cộng đồng, cho nên chúng ta xa rời văn hóa và xa rời thực tế đó thì quản lý của nhà nước không thể nào bằng người dân được,” ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Ông Bríu Liếc cũng kiến nghị Luật Lâm nghiệp cần triển khai sớm, đồng thời xem rừng là của người dân. Các ngành chức năng như kiểm lâm, huyện, xã đứng bên ngoài giúp dân, còn người giữ rừng, quản lý rừng, tổ chức khai thác những lâm sản phụ trong đó chính là người dân.

“Làm được như trên, chắc chắn rừng chúng ta sẽ giữ được,” ông Liếc tin tưởng.

Nhiều vụ cháy rừng vẫn xảy ra. (Ảnh: Vietnam+)