Nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, nhưng cái giá phải trả quá đắt: nước và không khí bị ô nhiễm nặng.
Nguyên nhân gây tử vong đứng thứ sáu trên toàn cầu là ô nhiễm môi trường do các hạt nhựa siêu nhỏ, hóa chất xâm nhập vào phổi và có thể gây ra các bệnh tim mạch, ung thư phổi và nhiễm trùng. 4 triệu người đã chết vì những căn bệnh này trong năm 2016. 99% trẻ em từ 5 tuổi trở xuống ở Nam và Đông Á phải sống dưới bầu khí quyển không an toàn.
Các vùng bị ô nhiễm
Khoảng cách Bắc Kinh-New Delhi
● Phần lớn ô nhiễm hạt của Trung Quốc đều từ các cơ sở công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện than. Ở Ấn Độ, PM2.5 không chỉ do xe hơi và các nhà máy nhiệt điện than tạo ra mà còn từ các lò than nấu ăn của người dân và tập quán đốt ruộng đồng ở vùng quê.
● Bộ trưởng của Ấn Độ về môi trường, rừng và biến đổi khí hậu đã cho đóng cửa một nhà máy nhiệt điện than, nhằm giảm bớt số lượng nhân viên quét đường trong khu vực thủ đô chống lại bụi than do các nhà máy này thải ra.
● Không gì có thể nâng cao nền kinh tế của một nước nghèo nhanh hơn công nghiệp nặng, nhưng nguồn nước bị ô nhiễm và sương khói là cái giá mà xã hội phải trả. Những nhân tố này thường được các nhà kinh tế học gọi là ngoại tác gây tác động lên sự tăng trưởng. Các quan chức chính phủ thừa nhận rằng không khí bẩn không chỉ là một mối nguy hiểm cho sức khỏe, mà còn gây hại cho môi trường kinh doanh.
● Để giúp người dân khỏi phải dùng nhiên liệu bẩn, chính phủ Ấn Độ đã phân phối hơn 700.000 bếp năng lượng mặt trời trong những năm gần đây và bổ sung hơn 34 triệu điểm truyền khí đốt đến các khu dân cư, và dự tính tăng thành 80 triệu vào năm 2020.
● Không khí ô nhiễm của Trung Quốc đã trở thành một câu chuyện toàn cầu bắt đầu vào năm 2008, khi các quan chức Mỹ bắt đầu tiến hành đo chất lượng không khí tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông xã hội đã liên tục cập nhật những thông tin đầy ấn tượng về một quốc gia có không khí tồi tệ nhất trên thế giới và những gì mà người dân ở đó cảm thấy như thế nào. Điều này cùng với sự ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng đã buộc chính quyền Trung Quốc phải giải quyết. Các nhà máy điện chuyển từ than sang khí thiên nhiên; các khu ô nhiễm thấp được thành lập trong và xung quanh Bắc Kinh; gia tăng kiểm tra và áp dụng hình phạt nặng cho những người gây ô nhiễm. Kết quả là, thỉnh thoảng trong nhiều ngày, thậm chí hàng tuần, khi có mưa hoặc gió lớn, Bắc Kinh đã nhìn thấy bầu trời.
Trong khi các nhà lãnh đạo đang nỗ lực bảo vệ môi trường, mọi người có thể tự thực hiện các bước để bảo vệ bản thân. Mặt nạ và bình thở rất phổ biến ở các thành phố đông đúc của châu Á, nhưng hầu như khó có thể lọc được cả các hạt và khí độc hại trong không khí. Có những loại thuốc thảo dược có thể hỗ trợ làm sạch phổi, cũng như thực phẩm, mỹ phẩm và đồ uống giảm thiểu tác động của ô nhiễm. Hãy đóng cửa sổ và mở điều hòa không khí có chức năng trao đổi không khí. Tuy nhiên, những người có bệnh sử gia đình hoặc có điều kiện có thể rời khỏi thành phố, ít nhất là trong thời gian bị ô nhiễm cao.
Hiện giờ nông dân Ấn Độ đã thu hoạch vụ mùa, và họ sẽ làm sạch các cánh đồng bằng cách đốt. Khí hậu mùa đông ở vùng bắc Ấn Độ làm trầm trọng thêm các đám mây độc tố được thải ra từ các nhà máy điện, nhà máy công nghiệp, xe cộ và bếp lò.
Theo Bloomberg NEF, Trung Quốc và Ấn Độ đang được yêu cầu tiến hành những việc mà phương Tây không phải làm: Hiện đại hoá nền kinh tế đồng thời phải giảm ô nhiễm. Cả hai quốc gia đã cam kết trong thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015 để giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Sản lượng điện của Trung Quốc từ than đá và khí thải CO2 dự kiến sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2030, hơn một thập kỷ trước Ấn Độ.
Chính sách không khí sạch đã có tác động đáng kể đến ô nhiễm ở Mỹ và châu Âu kể từ những năm 1970. Những người khổng lồ của châu Á chỉ đang chuẩn bị cho hành trình đó.