Trong khi nhiều quốc gia đang phấn đấu để giảm phát thải carbon, Vương quốc Bhutan đã là carbon âm: đất nước thu nạp nhiều khí nhà kính hơn là phát thải.
Bhutan có khoảng 750.000 dân, loại bỏ gần gấp ba lần lượng CO2 mà nó tạo ra.
Bhutan, tên chính thức là Vương quốc Bhutan, là một quốc gia nội lục tại miền đông Dãy Himalaya thuộc Nam Á. Bhutan có biên giới với Trung Quốc về phía bắc và với Ấn Độ về phía nam, đông và tây.
Nằm kẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nước này trải dài khoảng 38.331km2. Đất rừng bao phủ khoảng 70% diện tích của đất nước và hoạt động như một bồn rửa carbon tự nhiên, hấp thụ CO2.
Kết quả là, theo số liệu chính Bhutan đưa ra, quốc gia này có khoảng 750.000 dân, loại bỏ gần gấp ba lần lượng CO2 mà nó tạo ra.
Có những đất nước carbon âm trên thế giới, và các nước đó cũng nhờ rừng phủ và kém phát triển. Nhưng ở Bhutan, có những yếu tố khác góp phần tạo nên kết quả tích cực này.
Suốt 46 năm, Chính phủ Bhutan chọn đo sự tiến bộ không phải bằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng bằng “Tổng hạnh phúc quốc dân” (Gross National Happines – GNH), đặt điểm nhấn vào việc bảo vệ môi trường thiên nhiên giàu có của đất nước.
Bhutan không toàn cầu hóa?
Quốc gia nào sở hữu thủy điện (như Bồ Đào Nha), địa nhiệt điện (như Iceland), mạng lưới điện xây dựng tốt, ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chính sách ưu tiên giảm carbon… đều sẽ có lượng khí thải nhỏ hơn bình thường. Còn nếu không được như vậy, thì hiển nhiên lượng khí thải ra sẽ nhiều hơn.
Đầu tư vào một hệ thống điện sạch với quy mô toàn cầu cũng có thể khả thi, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề đưa lượng carbon thải ra về mức 0. Bởi vì, nguồn năng lượng sạch mà đủ mạnh để cung cấp cho tất cả chỉ có thể là điện nguyên tử – tương đối nguy hiểm. Đó là chưa tính đến số lượng các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch nữa.
Những gì Bhutan đã làm quả thực rất kỳ diệu, và các quốc gia khác có thể học hỏi. Nhưng đưa lượng carbon toàn cầu về mức 0 thì quả thực rất khó.
Tuy nhiên bù lại, dù Bhutan được biết đến là quốc gia duy nhất có chỉ số carbon âm, nhưng thực ra cũng có một số lãnh thổ đạt được điều đó. Đó là Chila, Gabon và Romania. Ngoài ra, một số như Mali, Benin, Liberia, Myanmar, Zimbabwe cũng đạt được mốc carbon thải ra rất nhỏ.
Tại hội nghị COP21 2015 ở Paris, Bhutan cam kết khí thải nhà kính sẽ không vượt qua lượng khí carbon bị rừng của đất nước cô lập.
Bất chấp các dự báo cho thấy khí thải của nó có thể gần gấp đôi vào năm 2040, đất nước sẽ vẫn là carbon âm nếu nó duy trì các mức độ che phủ rừng hiện nay. Duy trì carbon âm là cực kỳ quan trọng đối với người Bhutan vì họ có một “ý thức bảo vệ môi trường rất cao” và “đánh giá cao sự hài hòa với môi trường tự nhiên.”
Bhutan đang “trên con đường phát triển xanh và carbon thấp” với các phát kiến của chính phủ tạo cho nền nông nghiệp của đất nước 100% hữu cơ vào năm 2020 và không có chất thải vào năm 2030.
Bhutan thậm chí còn hạn chế số lượng du khách vào nước này với mức phí mỗi ngày lên đến 250USD mỗi người để bảo đảm môi trường không bị hư hỏng bởi du khách đại chúng.
“Bhutan mong được lời trong việc cố gắng là chậm lại quá trình biến đổi khí hậu,” Matt Finch, một nhà phân tích của Energy & Climate Intelligence Unit đóng tại Anh, giải thích. Ông tin rằng các nước khác có thể họp tập từ quyết định của Bhutan đặt biến đổi khí hệu lên hàng đầu.