Biến đổi khí hậu có thể làm kinh tế thế giới thiệt hại 2.000 tỉ USD.
Sodankyla một thị trấn ở Lapland của Phần Lan, nằm ngay phía bắc của Vòng Bắc Cực, tự hào có nhiệt độ trung bình hằng năm thấp hơn so với các quốc gia khác, vào mùa hè chỉ khoảng 22 độ. Tuy nhiên, Vào ngày 18.7 nhiệt kế đo nhiệt độ ở quốc gia này đã hiển thị con số 32,1° C (89,8 ° F), cao hơn 10° C so với những năm trước. Nhưng Sodankyla không phải là nơi duy nhất mà là nóng lên nhiều như vậy.
Cháy rừng đã giết chết ít nhất 80 người ở gần Athens. Thụy Điển đã bị phát ban do cháy rừng.
Sóng nhiệt mang lại các vấn đề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vào năm 2003, hơn 70.000 người châu Âu có thể đã chết vì sự nóng lên của mùa hè.
trái đất đã nóng lên như thế nào
trái đất đang nóng nhất trong ít nhất 4 thế kỷ qua và có thể là nóng nhất trong 2.000 năm qua, theo một báo cáo mới được công bố tại Mỹ. Các hoạt động của con người chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các nhà khoa học tin rằng lượng khí thải CO2 từ các nhà máy và từ xe hơi đã làm cho toàn cầu ngày càng ấm lên.
Nguyên nhân của sự gia tăng nhiệt độ chủ yếu do lượng lớn khi thải CO2 bay vào bầu khí quyển từ những hoạt động tàn phá môi trường của con người và việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, gây ra hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, hiện tượng El Nino có xu hướng trở nên tồi tệ hơn do nhiệt độ tăng lên trên toàn cầu. El Nino là hiện tượng nóng lên bất thường của nhiệt độ mặt nước biển Thái Bình Dương, dẫn tới giảm lượng mưa ở các vùng nhiệt đới và tăng nguy cơ hạn hán, thay đổi nhiệt độ đột ngột ở châu Phi và Ấn Độ.
Kể từ năm 2000 cho đến nay, đã có 13 trong 15 năm có nhiệt độ cao kỷ lục.Và theo như các nhà khoa học cho biết thì điều đó có thể xảy ra với tỷ lệ 1 trên 27 triệu. Do đó, ngay cả những người lạc quan nhất cũng phải nghĩ đến nguyên nhân khiến cho trái đất ngày càng nóng lên là biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ gia tăng có thể gây thiệt hại hơn 2.000 tỉ USD vào năm 2030
Một nghiên cứu mới của Liên hợp quốc (LHQ) đăng tải trên Tạp chí Earth System Dynamics của Hiệp hội các nhà khoa học địa chất châu Âu 2017 cảnh báo, nhiệt độ gia tăng do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại hơn 2.000 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 20C, nguy cơ các vụ mùa mất trắng, thiếu nước trầm trọng và tạo sóng nhiệt tại nhiều khu vực sẽ tăng gấp đôi so với nhiệt độ chỉ tăng 1,50C, vốn đang là mục tiêu chung của cả thế giới.
Nghiên cứu nhấn mạnh với viễn cảnh 20C, các tác động tiêu cực sẽ ngày càng lan ra trên diện rộng tại 11 “điểm nóng” khác nhau do biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, tại Địa Trung Hải, viễn cảnh trên được dự đoán sẽ khiến nguồn cung cá tươi sống của khu vực này giảm tới 20% so với cuối thế kỷ XX, thiệt hại gấp 2 lần so với nhiệt độ trái đất chỉ tăng1,50C. Trong khi đó, tại các khu vực nhiệt đới, viễn cảnh này sẽ làm tăng gấp 2 lần tình trạng mất mùa đối với các cây lương thực, đồng thời cũng khiến các hiện tượng cực đoan xuất hiện nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc nhiệt độ tăng chênh lệch thêm 0,50C còn khiến mực nước trung bình tại các đại dương tăng thêm 10 cm, đe dọa sự an nguy của hàng chục quốc đảo nhỏ và các khu vực đồng bằng châu thổ trũng thấp có mật độ dân cư đông.
Trong khi đó, nhóm các nhà khoa học châu Âu tiến hành nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc trái đất nóng lên 1,50C cũng đe dọa hệ sinh thái tại các rạn san hô, khiến chúng khó có khả năng thích nghi với các vùng biển nóng hơn và nhiều axít hơn. Nếu vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trái đất nhích thêm 0,50C nữa so với “kịch bản tăng thêm 1,50C thì tất cả các rạn san hô trên thế giới – nơi trú ẩn an toàn cho khoảng 25% sinh vật hoang dã trên đại dương đều đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Một báo cáo được đăng tải trên Tạp chí Sức khỏe cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương ngày 19.7.2017 cho biết, có đến 43 quốc gia, phần lớn ở châu Á, sẽ chứng kiến kinh tế sụt giảm vì tác động của thời tiết nắng nóng. Chẳng hạn, GDP của Inđônêxia và Việt Nam được dự báo giảm 6% trong lúc Trung Quốc và Ấn Độ có thể thiệt hại khoảng 450 tỉ USD vào năm 2030.
Riêng ở Đông Nam Á, nắng nóng cực đoan khiến số giờ làm việc hằng năm giảm từ 15 – 20% và con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2050.
Thời tiết khắc nghiệt còn khiến hiệu suất làm việc sụt giảm tại những nước có thu nhập thấp và trung bình ngay cả khi họ không thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như những nước phát triển. Ngoài ra, những công việc thu nhập thấp hoặc không đòi hỏi tay nghề cao như công nghiệp nặng, nông nghiệp hoặc sản xuất cũng bị ảnh hưởng, từ đó gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Mặt khác, nhu cầu sử dụng điều hòa tại văn phòng, khu mua sắm và hộ gia đình có thể tăng lên, gây sức ép cho ngành năng lượng toàn cầu.
Nhiều nhà khoa học quan ngại, với thực trạng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch cao như hiện nay, nhiệt độ trái đất sẽ không chỉ tăng lên mức 1,5 hay 20C mà thậm chí có nguy cơ tăng lên mức 40C hoặc cao hơn nữa. Và dù ở bất kỳ viễn cảnh nào, nhân loại cũng sẽ phải đương đầu với thách thức tìm câu trả lời cho bài toán nan giải làm mát hành tinh bằng cách loại bỏ bớt lượng khí thải CO2 ra khỏi bầu khí quyển mà các công nghệ hiện tại chưa cho phép con người có thể làm được điều đó trên quy mô toàn cầu.