Cứ mỗi 10 đô la tiền lãi mà các quốc gia đang phát triển phải trả nợ thì có một đô la bổ sung là do tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu.
Đây là cảnh báo do Trung tâm Tài chính và Đầu tư khí hậu thuộc Trường Kinh doanh Imperial College và Đại học SOAS đưa ra dựa trên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, hồ sơ tín dụng có hạn mức cao nhất và chi phí vốn ở các nước đang phát triển.
Nghiên cứu nhấn mạnh trong thập kỷ qua, các nước đang phát triển đã phải gánh thêm 40 tỷ đô la lãi suất bổ sung chỉ riêng cho khoản nợ chính phủ và ước tính tổng chi phí lãi suất bổ sung này sẽ còn tăng từ 146 tỷ đô lên 168 tỷ đô la trong vòng 10 năm tới.
Tuy nhiên, vẫn chưa phải là hết cách. Sức khỏe tài chính ở mỗi một quốc gia có thể được cải thiện nếu đầu tư hiệu quả vào khả năng phục hồi khí hậu.
Đầu tư vào thích ứng khí hậu không chỉ giúp giảm thiểu tác hại về xã hội, sinh thái và kinh tế mà còn có thể giảm bớt những khiếm khuyết về tài chính, tuy nhiên, để đạt hiệu quả, các khoản đầu tư này cần được thực hiện ngay bây giờ, Tiến sĩ Charles Donovan, Giám đốc Trung tâm Tài chính và Đầu tư khí hậu cho hay.
Trồng cây và xây dựng đê biển ở các nước như Bangladesh, Barbados, Campuchia, Fiji, Haiti, Honduras, Sri Lanka và Việt Nam có thể được coi là sáng kiến đầu tư hiệu quả nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để đánh giá được tính hiệu quả của các sáng kiến tương tự, cần xem chúng có thực hiện được ít nhất một trong các điều kiện sau không: (i) giảm thiệt hại tác động biến đổi khí hậu; (ii) giúp cải thiện tốc độ phục hồi kinh tế và (iii) giúp chuyển giao hiệu quả rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu.